Nhà tâm lý học Amy Morin chia sẻ 5 sai lầm trong nuôi dạy con cái của các bậc phụ huynh khiến trẻ không thể phát huy tối đa tiềm lực của bản thân.
- David Beckham: “Gần 20 năm làm cha, tôi vẫn chưa ngừng học hỏi kinh nghiệm”
- Myla mới 21 tháng tuổi đã thuộc làu bảng chữ cái tiếng Anh, ai cũng khen thông minh và xin bằng được bí quyết dạy con của siêu mẫu Hà Anh
Sai lầm 1: Đòi hỏi sự hoàn hảo
Việc đặt kỳ vọng cao vào con cái không xấu, nhưng kỳ vọng quá mức sẽ gây phản tác dụng.
Cha mẹ cần hiểu rằng con của bạn không thể nào xuất sắc trong tất cả mọi việc.
Thay vì tạo áp lực bắt con phải hơn thua với tất cả mọi người, hãy giúp con vượt qua chính mình và phát huy thế mạnh của bản thân đến mức tốt nhất.
Sai lầm 2: Để con trốn tránh trách nhiệm
Những bậc cha mẹ thông thái sẽ không bao giờ nói những câu như: "Tôi không muốn bắt con phải làm việc nhà. Con tôi chỉ cần chơi với học thôi."
Cha mẹ cần cho con lao động, học các kỹ năng cần thiết để sau này sẽ trở thành công dân có ích cho xã hội.
Hyax dạy con chịu trách nhiệm ngay từ việc nhà và giao cho con những nhiệm vụ thích hợp theo độ tuổi.
Sai lầm 3: Bao bọc con quá mức
Cha mẹ nào cũng không thể thoải mái nhìn con chống chọi với nỗi buồn, nỗi đau, lo lắng. Nhưng trẻ cần phải trải qua và học cách chịu đựng những cảm xúc không thoải mái ấy.
Trong những tình huống ấy, cha mẹ cần động viên, giúp con đối diện với nỗi đau để con tự tin vào khả năng giải quyết của bản thân bất kể tương lai có gặp khó khăn gì.
Sai lầm 4: Cảm thấy có trách nhiệm với cảm xúc của trẻ
Mỗi khi thấy con buồn hay giận giữ, cha mẹ có thể muốn làm con vui hay giúp con bình tĩnh lại.
Tuy nhiên việc cha mẹ lúc nào cũng giúp con điều chỉnh cảm xúc sẽ khiến con không thể học được các kỹ năng quản trị cảm xúc, giao tiếp xã hội.
Cha mẹ cần dạy trẻ cách chịu trách nhiệm với cảm xúc của chính mình để con không phải phụ thuộc cảm xúc vào bất kỳ ai.
Sai lầm 5: Nhầm lẫn giữa kỷ luật và hình phạt
Hình phạt là khiến trẻ phải chịu đựng vì những hành vi sai lầm của mình. Kỷ luật là dạy trẻ cách làm tốt hơn trong tương lai.
Cha mẹ thông thái sẽ cho trẻ biết hậu quả nếu phạm lỗi, nhưng mục tiêu cuối cùng của họ là dạy trẻ phát triển tính tự giác, tự kỷ luật cần thiết để trẻ biết cách đưa ra những lựa chọn tốt hơn trong tương lai.