Có 3 yếu tố vô cùng quan trọng tác động trực tiếp đến chiều cao của trẻ, giúp trẻ có được chiều cao vượt trội khi lớn lên mà cha mẹ chú ý
- 4 kiểu cha mẹ khiến con lớn lên trong bất hạnh, tự ti, không có một giây hạnh phúc
- Những câu hỏi hóc búa của trẻ thường khiến bố mẹ "đứng hình" nay được trả lời dễ dàng nhờ gợi ý của chuyên gia
1. Yếu tố dinh dưỡng
Dinh dưỡng đúng là một yếu tố vô cùng quan trọng quyết định đến chiều cao của trẻ. Nếu cha mẹ để trẻ thiếu hụt những loại vitamin, khoáng chất trên trước 3 tuổi sẽ ảnh hưởng đến sự phát triển tối đa chiều cao ở giai đoạn ấu thơ.
Điều này có nghĩa, trước 3 tuổi, cha mẹ cần chú trọng đến dinh dưỡng đúng cho trẻ và luôn đảm bảo các loại vitamin, khoáng chất kể trên xuất hiện thường xuyên trong các bữa ăn của trẻ.
Cách bổ sung tốt nhất mà cha mẹ có thể áp dụng đó là cho trẻ làm quen dần với các loại thực phẩm. Hãy gia tăng 1 - 2 bữa phụ có chứa những thực phẩm giàu vitmain A, kẽm, vitamin B. Đối với trẻ biếng ăn, hãy tìm hiểu nguyên nhân và khắc phục từ từ.
2. Yếu tố vận động
Yếu tố thứ 2 quyết định đến chiều cao của con đó chính là sự vận động, cha mẹ hãy thường xuyên cho con vui chơi và vận động một cách hợp lý, phù hợp lứa tuổi.
Nhiều bậc phụ huynh bảo bọc con quá kĩ, sợ không cho con tham gia các trò chơi vận động nên đã vô tình ảnh hưởng đến quá trình phát triển chiều cao tối ưu của con.
Cha mẹ cần biết, cường độ vận động vừa phải, không quá mệt sẽ giúp trẻ bước vào bữa ăn tốt hơn, tăng khả năng hấp thụ dinh dưỡng của bé. Nhưng cũng lưu ý không vận động quá sức ảnh hưởng đến sức khỏe của con.
3. Yếu tố liên quan đến giấc ngủ
Điều này có nghĩa trẻ cần được ngủ đủ giấc và thức dậy hợp lý mỗi ngày. Việc này sẽ giúp trẻ phát triển được tinh thần và phát triển thể chất một cách tối ưu nhất.
2 dấu hiệu cảnh báo dị tật ở chân cần lưu ý
1. Bàn chân bẹt
Nếu thấy bé có lòng bàn chân bẹt, không bằng phẳng, không lõm có thể do hệ thống dây chằng lỏng lẻo, xương bàn chân không cố định một cách tốt nhất.
Có một số người có thể không cảm thấy bất cứ vấn đề gì nghiêm trọng khi bị tật bàn chân bẹt, thế nhưng một số người sẽ bị đau nhức khi đi bộ nhiều hoặc khi lớn lên con phải mang giày cao gót.
2. Chân vòng kiềng
Các bậc phụ huynh nên lưu ý điều này khi con ở giai đoạn 1 tuổi, bắt đầu tập đi. Nếu chân bé đi hình vòng kiềng là tình trạng mà phần xương từ hông đến chân bị hướng ra ngoài.
Lý do dẫn tới chân vòng kiềng thường do uống thiếu chất, nhất là canxi và vitamin D dẫn tới xương bị yếu, không chống đỡ được trọng lượng của cơ thể khi di chuyển nên chân sẽ bị cong vào trong hay ra ngoài.