2 thói quen xấu khiến trẻ thấp lùn, khó đạt được chiều cao mong muốn

Bài học làm mẹ 04/12/2023 05:00

Không ít gia đình vẫn duy trì những thói quen này mà không biết nó có thể ảnh hưởng đến sự phát triển chiều cao của con.

Là cha mẹ ai cũng mong muốn dành cho con những gì tốt đẹp nhất với ước mong con khỏe mạnh, cao lớn, thông minh… Tuy nhiên, mỗi đứa trẻ lại có cơ địa khác nhau, được chăm sóc dinh dưỡng khác nhau và tất nhiên sự phát triển cũng khác nhau.

Tăng trưởng chiều cao ở trẻ cần sự kết hợp của nhiều yếu tố từ dinh dưỡng, vận động đến giấc ngủ. Không những vậy, chiều cao của bé còn bị chi phối bởi tốc độ phát triển, hoạt động của hormone tăng trưởng và hormone sinh dục ở từng giai đoạn.

Có 2 thói quen đang tồn tại trong rất nhiều gia đình, không chỉ gây ảnh hưởng tới tâm lý, tính cách mà còn khiến trẻ khó phát triển chiều cao như mong muốn. Cha mẹ nên hướng dẫn con từ bỏ các thói quen này. 

1. Đi ngủ quá muộn

Hãy đảm bảo cho con được đi ngủ sớm, với số giờ ngủ phù hợp với lứa tuổi của con. Càng thức khuya, con càng bị kích thích và căng thẳng thần kinh, dẫn tới việc con càng khó ngủ và tinh thần không thoải mái khi thức dậy vào sáng hôm sau.

Bố mẹ hãy nhớ, càng ngủ sớm, con càng ngủ được nhiều. Càng ngủ muộn, con càng ngủ ít. Ngoài ra, hãy tránh cho con ngủ trưa vào buổi chiều quá muộn. Việc này sẽ ảnh hưởng tới giờ đi ngủ đêm của con. Nếu cần điều chỉnh giờ đi ngủ cho con sớm hơn, bố mẹ hãy điều chỉnh từ từ, mỗi ngày sớm hơn khoảng 10-15 phút để cơ thể con quen dần. Việc bắt con đi ngủ sớm hơn 1-2 tiếng đột ngột thường sẽ làm con phản kháng hơn là hợp tác.

Theo lời các chuyên gia đánh giá thì 2 giai đoạn trong ngày mà hormone sinh trưởng tiết ra nhiều nhất là: từ 21 giờ tối đến 1 giờ sáng và 5 giờ sáng đến 7 giờ sáng. Thậm chí vào khung giờ này thì lượng hormone sinh trưởng được đánh giá là cao gấp 5 – 7 lần so với thời gian ban ngày.

Do vậy nếu như tận dụng được 2 khung giờ vàng này cha mẹ sẽ giúp trẻ phát triển chiều cao tốt nhất. Tuy nhiên để thực hiện được điều đó thì cha mẹ cần cho bé đi ngủ sớm từ 8h30 tối, muộn nhất cũng không được quá 9h30 tối và để trẻ thức dậy sau 7h sáng hôm sau.

Giấc ngủ tốt sẽ giúp tinh thần trẻ thoải mái. Những nhà nghiên cứu tại ĐH Otago, New Zealand, cho biết: trẻ ngủ không tốt thường liên quan đến sự mất cân bằng năng lượng hơn so với trẻ ngủ đủ. Để trẻ có giấc ngủ tốt, cha mẹ nên làm như sau:

- Đối với trẻ dưới 1 tuổi: Có 14 - 17 giờ (0 - 3 tháng tuổi) hoặc 12 - 16 giờ (4 - 11 tháng tuổi) có chất lượng giấc ngủ tốt, bao gồm cả ngủ trưa.

- Đối với trẻ 1 - 2 tuổi: Có 11 - 14 giờ ngủ chất lượng tốt, bao gồm cả giấc ngủ trưa, với thời gian ngủ và thức dậy đều đặn.

- Đối với trẻ 3 - 4 tuổi: Có 10 - 13 giờ ngủ chất lượng tốt, bao gồm cả giấc ngủ trưa, với thời gian ngủ và thức dậy đều đặn.

Khi nói đến việc đảm bảo giấc ngủ, nhiều người tỏ ý buồn cười vì nghĩ rằng trẻ rất dễ ngủ, không có chuyện bị thiếu ngủ. Nhưng bạn cũng đã biết rằng, trẻ hiện nay phải học hành rất nhiều, không thể đi ngủ sớm, càng không được ngủ thỏa thích.

Mong muốn của cha mẹ đối với trẻ trong việc học tập là rất nhiều, nhưng hãy cố gắng cho trẻ học tập và nghỉ ngơi cân bằng, ưu tiên giấc ngủ đầy đủ, ngon giấc, sâu giấc để hỗ trợ trẻ phát triển chiều cao. Trẻ nên được ngủ sớm, ngủ đủ và dậy sớm, tạo thành thói quen ngủ lành mạnh ngay từ khi còn nhỏ để duy trì sức khỏe tốt nhất.

2 thói quen xấu khiến trẻ thấp lùn, khó đạt được chiều cao mong muốn - Ảnh 1

Ảnh minh họa.

2. Ăn uống không đảm bảo

Đứa trẻ nào cũng mê mẩn những món đồ ăn nhanh như gà rán, nước ngọt... nhưng chúng hoàn toàn không tốt cho sức khỏe. Nhiều cha mẹ chiều chuộng cho con ăn thoải mái cũng rất dễ khiến sức khỏe của bé bị ảnh hưởng.

Hậu quả của thói quen ăn uống không lành mạnh này không chỉ dừng lại là béo phì, tim mạch hoặc đái tháo đường lâu dài mà còn ảnh hưởng đến trí não và tình trạng kén ăn. Bản chất các loại kẹo, bánh, nước ngọt đều có chứa rất nhiều đường. Dù là trẻ con hay người lớn nếu tiêu thụ quá nhiều đường sẽ gây hại cho sức khỏe, đó là nguy cơ thừa cân, béo phì, tiểu đường, huyết áp, tim mạch...

Thế nên, bố mẹ cố gắng duy trì chế độ ăn uống lành mạnh, tăng cường rau củ quả và đồ hấp, hạn chế đồ dầu mỡ, chiên rán để đảm bảo sức khỏe của con.

Cha mẹ nên:

- Cho trẻ ăn nhiều thực phẩm lành mạnh, giúp phát triển chiều cao.

- Hạn chế ăn các đồ ăn nhanh, nhiều dầu mỡ. 

- Ăn đủ các bữa trong ngày, tránh bỏ bữa. 

- Ăn nhiều rau xanh, uống đủ nước. 

Học cách vượt qua thất bại: Kỹ năng mềm quan trọng nhất trẻ em cần biết hiện nay

Cha mẹ có xu hướng muốn giúp con mình thành công nhưng trẻ em cũng cần được giúp đỡ để học cách vượt qua thất bại.

TIN MỚI NHẤT