Có những thời điểm dù cha mẹ có bực bộ đến mấy cũng không nên la mắng con, bởi làm như vậy không chỉ không giúp con tốt lên mà thậm chí còn làm hại con.
- Gia đình là ưu tiên số 1, Beyoncé đặt ra 3 nguyên tắc để dạy con
- Bức thư của cha dạy con: 9 bài học về tiền và cuộc đời chúng ta thường nhận ra muộn màng
Không mắng trẻ trước bữa ăn
Thông thường, các bữa ăn có đủ thành viên trong gia đình là cơ hội tốt để mọi người gần gũi, thấu hiểu, chia sẻ với nhau được nhiều hơn. Điều này không chỉ giúp gia đình hòa thuận và hạnh phúc, mà còn đóng vai trò tích cực trong việc giáo dục trẻ em.
Nhưng nếu cha mẹ bắt đầu khiển trách đứa trẻ vào lúc này, thì bé sẽ cảm thấy rằng không khí thoải mái của gia đình bị phá hủy. Bị mắng mỏ, dạy dỗ trong bữa ăn chỉ khiến trẻ muốn ăn thật nhanh và rời khỏi đó, hơn nữa sẽ làm bé miễn cưỡng giao tiếp và giao tiếp với cha mẹ.
Từ đó điều này sẽ dẫn đến sự sứt mẻ tình cảm của trẻ em và cha mẹ chúng, làm tổn hại nghiêm trọng mối quan hệ giữa cha mẹ và con cái.
Đừng mắng khi con không chào người lớn
Các nhà tâm lý cho rằng những đứa trẻ biết chủ động nói lời chào hỏi sẽ dễ gây thiện cảm với mọi người hơn và sẽ dễ thích nghi với xã hội sớm hơn. Điều này làm tăng khả năng thành công sẽ đến sớm hơn với những trẻ em này.
Nhưng một số trẻ, có tính cách nhút nhát, ngại ngùng khi đối diện với người lạ nên thường tỏ ra né tránh, không chào hỏi dù được nhắc nhở. Với những bé như vậy, cha mẹ không nên trách mắng con hay tỏ ra thất vọng, bởi cha mẹ càng phản ứng tiêu cực, con sẽ càng tự ti.
Thay vào đó, cha mẹ nên giảng giải cho con về việc tại sao nên chào hỏi mọi người, nhất là người lớn tuổi khi gặp mặt, tại sao nên cởi mở và cách để tạo thiện cảm với người xung quanh ra sao…
Bố mẹ hãy là tấm gương tốt
Muốn giáo dục con tốt, cha mẹ phải là tấm gương tốt, muốn dạy con cách chào hỏi lễ phép, đầu tiên bạn cần có thái độ khoan dung và kiên nhẫn. Nếu ngay lúc đó trẻ thực sự không muốn, hãy tôn trọng trẻ và giải thích dần cho trẻ hiểu sau đó.
Ngoài ra, khi gặp trẻ hãy bạn hãy chào trẻ trước, cho trẻ thấy rõ sự thiện cảm và nồng ấm từ phía mình. Và từ đó, trẻ sẽ vui vẻ chào hỏi mọi người và tạo thành thói quen tốt sau này.