Thay vì các loại đồ uống nhiều đường, cha mẹ nên cho trẻ sử dụng các loại thức uống lành mạnh dưới đây.
- Cha mẹ dạy con theo 3 kiểu này, con cái ngày càng kém cỏi
- Con gánh hậu quả vì 4 điều cha mẹ làm ở quá khứ
Trẻ em 6-12 tháng tuổi có nhu cầu nước khoảng 100m/kg cân nặng cơ thể trong 1 ngày (kể cả sữa), ví dụ nếu bé nặng 9kg cần 900ml nước, lượng sữa bé uống trong ngày vào khoảng 600ml sữa thì cha mẹ cần bổ sung thêm 300ml nước cho con, có thể cho bé uống nước đun sôi để nguội, nước ép hoa quả tươi, nước luộc rau củ...
Nếu bé đủ 6 tháng tuổi trở đi, nếu bé bú được lượng sữa 100ml/kg cân nặng mỗi ngày thì cha mẹ cũng không cần phải cho trẻ uống thêm nước. Tuy nhiên, cha mẹ cần ưu tiên cho bé uống sữa với liều lượng ít nhất là 500ml sữa mỗi ngày, sau đó mới tính đến lượng nước cần bổ sung tính theo kilogram cân nặng của con.
Lượng nước của trẻ từ 10 tuổi trở lên uống vào mỗi ngày bằng với lượng nước của người lớn là từ 2 - 2,5 lít nước mỗi ngày. Lượng nước mà trẻ cần uống nên chia đều trong ngày và uống ít nước hơn vào buổi tối. Cha mẹ nên dạy bé không nên đợi đến khi có cảm giác khát mới uống, vì lúc này các tế bào đã bị thiếu nước.
Hiện nay trên thị trường có rất nhiều loại nước uống có mùi vị hấp dẫn, màu sắc bắt mắt. Tuy nhiên, không phải loại nước nào cũng tốt cho sức khỏe của trẻ. Dưới đây là 2 loại đồ uống lành mạnh cho trẻ, ba mẹ nên cho con sử dụng hàng ngày.
1. Nước lọc
Một số thời điểm trong ngày ba mẹ nên cho con uống nước là:
- Giữa các bữa ăn: Không nên cho trẻ uống nước trước hoặc ngay sau khi ăn. Nguyên nhân bởi nếu uống nước trước bữa ăn thì sẽ tạo cảm giác no, khiến trẻ không muốn ăn. Còn uống nước ngay sau khi ăn sẽ ảnh hưởng tới quá trình tiêu hóa thức ăn, khiến trẻ khó tiêu, kém hấp thụ chất dinh dưỡng. Vì vậy, phụ huynh nên cho trẻ uống nước giữa các bữa ăn.
- Sau khi tắm: Khi đi tắm, không gian kín gió và nhiệt độ cao sẽ đẩy nhanh tốc độ bay hơi ẩm trên da, khiến da trẻ bị khô và bé sẽ cảm thấy khát. Vì vậy, sau khi tắm khoảng 15 phút, cha mẹ nên cho bé uống nước để đẩy nhanh quá trình chuyển hóa chất thải trong cơ thể và góp phần làm dịu da khô.
- Sau khi ngủ dậy: Cha mẹ nên hạn chế cho trẻ uống nước trước khi ngủ vì có thể khiến bé nhịn tiểu, gây ảnh hưởng tới chất lượng giấc ngủ và làm tăng gánh nặng cho thận. Trẻ nhỏ cũng dễ bị tè dầm do uống nhiều nước trước khi ngủ. Vì vậy, cha mẹ nên cho trẻ uống nước sau khi ngủ dậy để giảm khô miệng, tăng cường trao đổi chất và cải thiện chức năng thận của bé.
- Sau khi khóc: Sau khi trẻ ổn định về cảm xúc, ngừng khóc thì cha mẹ nên cho trẻ uống nước. Bởi khóc làm tiêu hao lượng nước trong cơ thể, khiến cổ họng trẻ bị khô, đau rát nên cần được bù nước. Đồng thời, việc cho trẻ uống nước cũng giúp bé xua tan những cảm xúc tiêu cực.
2. Sữa không đường
Sữa có đường được thêm vào 1 lượng đường nhất định để giúp sữa ngọt hơn, dễ uống hơn, đặc biệt tạo sự thích thú hơn cho các bé, vì trẻ thường luôn ưa ngọt. Lượng đường thêm vào sữa ngoài tăng vị ngọt, còn cung cấp thêm 1 lượng năng lượng đáng kể cho bé. Và đây là mấu chốt để các mẹ tin rằng nó sẽ giúp bé tăng cân tốt hơn và năng động hơn.
Thực tế lượng dung nạp chất ngọt, đường của các bé là rất lớn từ nhiều loại thực phẩm như bánh kẹo, thức ăn dặm hàng ngày, trái cây, sữa và các chế phẩm từ sữa…
Trên cơ bản, thường bé nhận từ đủ đến dư thừa lượng đường cần thiết theo độ tuổi, nên không cần thiết mẹ phải cho bé dùng sữa có đường để tăng cường năng lượng. Và nên biết, bản thân sữa không cần thêm đường đã có lượng đường tự nhiên nhất định tạo nên vị ngọt nhạt đặc trưng.
Việc uống sữa có đường vì thế không chỉ không cần thiết, mà nó còn góp phần tăng lượng đường dung nạp, tăng lượng năng lượng rỗng, nguy cơ ảnh hưởng đến sức khỏe vận động và phát triển của trẻ.
Vậy so với sữa có đường, sữa không đường có ưu điểm gì hơn?
- Ngay từ sơ sinh, trẻ đã làm quen với loại sữa ít ngọt, vị ngọt nhạt tự nhiên đó là sữa mẹ. Vì vậy, giai đoạn chuyển đổi giữa sữa mẹ với sữa công thức, sữa tươi, bé được làm quen với sữa không đường là hoàn toàn dễ dàng, dễ tiếp nhận.
- Bé uống sữa không đường, nhất là với các bé có thói quen uống sữa vào ban đêm, cũng giảm hẳn được nguy cơ sâu răng do đường giữ lại trong vòm miệng.
- Tập cho bé làm quen với sữa không đường ngay từ ban đầu sẽ giúp bé làm quen tốt hơn với chế độ ăn uống ít ngọt. Nó rất tốt cho sức khỏe và thói quen sống cả về hiện tại và lâu dài của bé.