Dịch tay chân miệng ở trẻ em đang ở tình trạng đáng báo động: Y bác sĩ nhớ lại những ngày xông pha tuyến đầu đại dịch 12 năm trước

Tin y tế 13/07/2023 06:30

Dịch tay chân miệng hiện đang diễn ra ở TP.HCM có nhiều nét tương đồng khiến các y bác sĩ nhớ về trận dịch 12 năm trước. Khi đó, EV71 cũng là tác nhân chính, bác sĩ trắng đêm chăm sóc hàng trăm trẻ. Có lúc, 100% ca tay chân miệng độ 4 đều tử vong.

Dẫn theo thông tin từ báo VietnamNet, bệnh nhi tay chân miệng nhỏ nhất tại Bệnh viện Nhi đồng 1 TP.HCM hiện nay là bé 6 tháng tuổi, ngụ tại huyện Bình Chánh. Theo Phó giáo sư, bác sĩ Phạm Văn Quang, Trưởng khoa Hồi sức tích cực Chống độc, nếu nhập viện muộn vài chục phút, bé sẽ tử vong.

Khai thác bệnh sử ghi nhận trẻ sốt nhẹ và nổi hồng ban 3 ngày. Bác sĩ phòng khám tư chẩn đoán em bị tay chân miệng độ 1. Một ngày sau, trẻ sốt cao, khó thở, suy hô hấp và chuyển vào viện trong tình trạng tím tái, ngưng thở, truỵ tim mạch.

Dịch tay chân miệng ở trẻ em đang ở tình trạng đáng báo động: Y bác sĩ nhớ lại những ngày xông pha tuyến đầu đại dịch 12 năm trước - Ảnh 1
Bác sĩ Phạm Văn Quang thăm khám cho trẻ tay chân miệng nặng - Ảnh: Báo VietnamNet.

Tại Khoa Cấp cứu, bác sĩ đặt nội khí quản giúp thở, chích tủy xương truyền thuốc. Chẩn đoán lúc này là tay chân miệng độ 4, nguy kịch. Khi chuyển lên Khoa Hồi sức tích cực Chống độc, bé lập tức được chỉ định lọc máu. Đây là phương án cuối cùng. 

Những y bác sĩ từng đứng tuyến đầu chống dịch vào 12 năm trước nhớ lại thời điểm khó khăn ấy rằng trẻ thoát nguy kịch sau 3 ngày lọc máu, hiện đã cai máy thở và đang theo dõi tại khoa. Lọc máu cứu trẻ tay chân miệng được chúng tôi áp dụng lần đầu tiên năm 2011. Khi đó, dịch bệnh rất căng thẳng và cũng do chủng EV71 gây ra, rất giống tình hình năm nay.

Trong trí nhớ của bác sĩ Quang, năm 2011 là thời điểm dịch tay chân miệng dữ dội. Trẻ mắc bệnh rất nặng, bác sĩ thực hiện tất cả các biện pháp hồi sức cũng phải nhìn trẻ ra đi trước mắt. Ông cho biể thời điểm đó 100% trẻ tay chân miệng độ 4 tử vong. Các bé bị sốc, suy đa cơ quan, phù phổi. Cứ chuyển bệnh vào vài tiếng sau là chết, làm cách nào cũng không cứu được.

Khi đó, Bộ Y tế chưa có phác đồ điều trị chính thức cho tay chân miệng, trẻ vẫn ồ ạt nhập viện. Bác sĩ bình tĩnh nhận ra các ca nặng đều liên quan đến cơn bão cytokin gây suy đa cơ quan. Không còn gì để mất, các bác sĩ hồi sức quyết định thử lọc máu cho những ca nặng nhất.

Bác sĩ Quang chia sẻ rằng đội ngũ y bác sĩ đã cứu được trên 80% các trẻ tay chân miệng độ 4. Sau đó, Việt Nam cũng là quốc gia đầu tiên áp dụng lọc máu trong điềy trị tay chân miệng. Phương pháp này được đưa vào phác đồ chính thức của Bộ Y tế vào năm 2012.

Thời điểm đó, ở tuyến đầu, Khoa Nhiễm Thần kinh đối mặt với khoảng 250 trẻ bị tay chân miệng trong phòng ốc cũ kỹ, chật chội. Bác sĩ Trương Hữu Khanh, nguyên Trưởng khoa Nhiễm Thần kinh, thậm chí còn không nhớ nổi tên bệnh nhân. Bác sĩ chỉ biết bé đó nằm ở giường đó, gần hành lang hay cửa ra vào, không thể nhớ được tên. Mỗi giường 3-4 bé là bình thường. Cả nước có khoảng 130 trẻ tử vong trong đợt dịch 2011.

Nhân lực thiếu, áp lực nặng nề, một số bác sĩ nghỉ việc. Không căng thẳng sao được khi mỗi đêm trực chỉ có một bác sĩ thức trắng theo dõi hơn 200 trẻ có thể nguy kịch bất kỳ lúc nào. Đặc điểm tay chân miệng do EV71 gây ra là bệnh nặng và chuyển độ nhanh, vì thế bác sĩ phải theo dõi trẻ mỗi giờ để kịp thời phản ứng.

Bác sĩ Dư Tuấn Quy, Trưởng khoa Nhiễm thần kinh, nhớ lại thời điểm 12 năm trước, khi anh còn là bác sĩ trẻ đã có hôm một mình tôi phải đặt nội khí quản cho 5 bệnh nhi, áp lực không thể nào diễn tả nhưng nhờ đó lại có kinh nghiệm trận mạc. Một đàn chị không chịu nổi đã phải nghỉ việc

Theo thông tin từ Tuổi Trẻ Online, với số lượng bệnh nhi nặng trên, PGS Phạm Văn Quang -  trưởng khoa hồi sức tích cực chống độc Bệnh viện Nhi đồng 1  cho hay khoa vẫn đủ năng lực cứu chữa, điều trị dù rất căng thẳng. Nếu trẻ mắc hai loại bệnh này tiếp tục tăng, có thể làm quá tải hệ thống y tế.

"Tháng 7 này là cao điểm của bệnh tay chân miệng, đồng thời tháng 7-8 cũng thường là dịch sốt xuất huyết Dengue tăng do mưa nhiều. Cả hai dịch bệnh này đều tăng sẽ gây quá tải hệ thống y tế", PGS Quang nêu ý kiến.

Dịch tay chân miệng ở trẻ em đang ở tình trạng đáng báo động: Y bác sĩ nhớ lại những ngày xông pha tuyến đầu đại dịch 12 năm trước - Ảnh 2
Trẻ mắc bệnh tay chân miệng độ nặng (gần nhất) điều trị tại Bệnh viện Nhi đồng 1 (TP.HCM) - Ảnh: Tuổi Trẻ Online

Còn tại Bệnh viện Bệnh nhiệt đới, bác sĩ Bùi Hoàng Chương - phó trưởng phòng kế hoạch tổng hợp - cho hay hiện bệnh viện đang điều trị 29 bệnh nhân (cả trẻ em và người lớn) mắc sốt xuất huyết, trong đó có 4 ca bệnh nặng. 

Với bệnh tay chân miệng thì bệnh viện đang điều trị 34 trẻ, trong đó có 1 ca bệnh nặng.

So với trung bình tháng trước, thì số ca hiện nay đã tăng nhanh và ghi nhận có ca bệnh nặng. Theo đó, tháng 6, tổng số ca bệnh sốt xuất huyết được bệnh viện tiếp nhận là 161 ca, còn tay chân miệng là 73 ca. Không ghi nhận ca nặng ở cả hai bệnh.

Trước dự báo tình hình dịch bệnh sẽ gia tăng, Sở Y tế TP.HCM cho hay ngành y tế đã chủ động triển khai hàng loạt biện pháp phòng chống dịch bệnh ngay từ tháng 5 và tập trung nhiều hoạt động trong tháng 6.

Đồng thời, Sở Y tế TP.HCM đã xây dựng kịch bản ứng phó dịch bệnh tay chân miệng gồm 3 cấp độ, thực hiện phân tầng điều trị với tầng cuối là các bệnh viện chuyên khoa nhi và Bệnh viện Bệnh nhiệt đới.

Bên cạnh đó, TP cũng thành lập tổ chuyên gia điều trị bệnh tay chân miệng nhằm tăng cường công tác hội chẩn các ca nặng cần chuyển tuyến, hoặc ca khó với các đơn vị trong TP và các tỉnh, thành phía Nam để đảm bảo công tác chuyển viện an toàn.

Với bệnh sốt xuất huyết, tiếp tục vận dụng mô hình phân tầng vào công tác thu dung điều trị bệnh. Đồng thời tăng cường duy trì hoạt động tổ chuyên gia điều trị sốt xuất huyết Dengue của Sở Y tế và tiếp tục triển khai quy trình báo động đỏ.

Dịch COVID-19 ngày 11/7/2023: Thêm 47 ca nhiễm mới, không còn bệnh nhân có diễn tiến nặng

Bản tin phòng chống dịch COVID-19 ngày 11/7 của Bộ Y tế cho biết, có 47 ca mắc COVID-19, tăng nhẹ so với ngày trước đó; Hôm nay có 5 bệnh nhân khỏi, cả nước tiếp tục không còn bệnh nhân phải thở máy, oxy.

TIN MỚI NHẤT