WHO: COVID-19 sẽ không bao giờ bị loại bỏ hoặc tiêu diệt tận gốc

Tin y tế 07/05/2023 15:51

COVID-19 không còn là tình trạng khẩn cấp toàn cầu, tuy nhiên, WHO vẫn khẳng định sẽ không thể xóa sổ virus SARS-CoV-2.

Theo Giám đốc khẩn cấp của WHO, ông Ryan nhấn mạnh rằng các cơ quan y tế công cộng vẫn cần phải cảnh giác.

Tiến sĩ Ryan cũng khẳng định virus SARS-COV-2 không bao giờ bị xóa sổ.

“Những gì chúng ta thấy ở đây là một loại virus phát triển nhanh chóng. Nó có thể di chuyển từ người sang động vật và từ động vật sang người, vì vậy nó có thể ẩn náu ở những không gian khác nhau… không chỉ ở con người. Rất khó để nghĩ về việc loại bỏ hoặc loại bỏ”, ông giải thích thêm.

WHO: COVID-19 sẽ không bao giờ bị loại bỏ hoặc tiêu diệt tận gốc - Ảnh 1

Khi được hỏi liệu rằng virus SARS-COV-2 có bao giờ bị xóa sổ hay không, Tiến sĩ Ryan trả lời điều đó là không thể. Ảnh: Internet

Ông Mike Ryan khẳng định vaccine phòng bệnh và thuốc điều trị có thể loại bỏ mối đe dọa sức khỏe cộng đồng liên quan đến virus SARS-CoV-2, nhưng việc loại bỏ hoàn toàn virus đó trên toàn cầu rất khó xảy ra, nếu không muốn nói là không thể.

Ông Ryan dự đoán các ca mắc COVID-19 sẽ tiếp tục gia tăng vào mỗi mùa đông ở bán cầu Bắc, giống như bệnh cúm hoặc bất kỳ bệnh theo mùa nào khác. Tuy nhiên, ông không loại trừ khả năng các biến thể mới của virus có thể xuất hiện trong mùa hè, đồng thời gây lây lan rộng rãi.

Trước đó, Phó Giám đốc Bệnh viện Nhiệt đới Trung ương Việt Nam cũng lưu ý, Covid-19 đã trở thành bệnh lưu hành. "Chúng ta không bao giờ nghĩ đến chuyện loại bỏ hoàn toàn được Covid -19 mà phải chung sống với nó. Điều đó có nghĩa là chúng ta phải kiểm soát được dịch bệnh, giảm thiểu mọi tác hại của dịch bệnh ở mức thấp nhất. Hiện nay, hệ thống y tế trong nước cũng như thế giới đều đã kiểm soát được dịch bệnh. Hàng năm, sẽ vẫn có những ca mắc nhưng có thể ở mức gây hại ít nhất đối với sức khỏe của người dân và với nền kinh tế xã hội", bác sĩ Nguyễn Trung Cấp nhấn mạnh trên Báo Phụ Nữ Việt Nam.

WHO: COVID-19 sẽ không bao giờ bị loại bỏ hoặc tiêu diệt tận gốc - Ảnh 2
Luôn cảnh giác với COVID-19. Ảnh: Internet

Khi trên thế giới không còn tình trạng khẩn cấp, đáng quan ngại thì Việt Nam cũng sẽ nghiên cứu đánh giá để xem xét công bố cấp quốc gia.

Thời gian qua một số ý kiến so sánh Covid-19 với cúm mùa và đưa ra câu hỏi nên xếp bệnh vào nhóm B hay vẫn duy trì ở nhóm A. Theo TS. Trần Đắc Phu, vấn đề này sẽ được hội đồng chuyên môn họp, đánh giá, xem xét. Tuy nhiên ông cũng cho rằng dù Covid-19 thuộc nhóm A hay nhóm B thì các vấn đề đánh giá nguy cơ và đưa ra các biện pháp ứng phó phù hợp là vô cùng quan trọng. Điều này giúp kiểm soát dịch, không bất ngờ trước diễn biến dịch và sẵn sàng đáp ứng phù hợp theo mức độ. Dựa trên đánh giá nguy cơ đặc thù của từng bệnh, từng giai đoạn thời kỳ để kiểm soát dịch một cách bền vững; không tốn kém, lãng phí nhưng phải đủ nguồn lực để ứng phó với dịch bệnh cũng như đảm bảo được sự chăm sóc y tế tốt cho người dân.

Dịch COVID-19 trong tuần: Có 14.068 ca mắc mới, bệnh nhân thở oxy tăng

Cả nước ghi nhận 14.068 ca mắc COVID-19 mới, trung bình khoảng 2.010 ca/ ngày; số bệnh nhân thở oxy cũng tăng lên so với trước đó.

TIN MỚI NHẤT