Tình hình bệnh tay chân miệng ở Việt Nam: Tăng mạnh so với cùng kỳ năm ngoái, đã có 21 ca tử vong

Tin y tế 03/10/2023 08:34

Các chuyên gia y tế cho biết, bệnh tay chân miệng lưu hành tại Việt Nam chủ yếu do chủng Enterovirus 71 (EV71) và Coxsackie A16. Bệnh có thể xảy ra trên mọi đối tượng, tuy nhiên có đến 90% ca bệnh xảy ra ở trẻ dưới 3 tuổi.

Theo thông tin từ Tiền Phong, so với cùng kì, số mắc tăng 75%, số tử vong tăng 18%. Bệnh tay chân miệng lưu hành tại Việt Nam chủ yếu do chủng Enterovirus 71 (EV71) và Coxsackie A16. Bệnh có thể xảy ra trên mọi đối tượng, tuy nhiên chủ yếu ở trẻ dưới 3 tuổi. 

Trong tuần qua cả nước ghi nhận 5.250 ca mắc tay chân miệng, không có trường hợp tử vong. Tại Hà Nội, số ca mắc tay chân miệng đang có xu hướng tăng trong vài tuần gần đây.

Theo báo cáo của Trung tâm Kiểm soát bệnh tật (CDC) Hà Nội, vào cuối tháng 8 và đầu tháng 9, trung bình mỗi tuần, trên địa bàn thành phố ghi nhận 70-75 ca mắc tay chân miệng. Nhưng trong 2 tuần gần đây, số ca mắc đã tăng gấp đôi với khoảng 140 ca/tuần. Riêng trong tuần qua (từ ngày 22 - 29/9), thành phố có 141 ca mắc tay chân miệng và 3 ổ dịch. Chín tháng đầu năm, Hà Nội ghi nhận 1.798 ca mắc tay chân miệng (tăng 1,2 lần so với cùng kì năm 2022) nhưng chưa ghi nhận ca tử vong.

Các chuyên gia dịch tễ nhận định thời tiết chuyển mùa, mưa nắng thất thường kết hợp với việc học sinh quay trở lại trường học sau thời gian nghỉ hè sẽ khiến số ca tay chân miệng có thể tiếp tục tăng trong thời gian tới.

Tình hình bệnh tay chân miệng ở Việt Nam: Tăng mạnh so với cùng kỳ năm ngoái, đã có 21 ca tử vong - Ảnh 1
Số ca mắc tay chân miệng có chiều hướng gia tăng - Ảnh minh họa: Internet

Dẫn tin từ Kinh tế Đô thị, các chuyên gia y tế cho biết, bệnh tay chân miệng lưu hành tại Việt Nam chủ yếu do chủng Enterovirus 71 (EV71) và Coxsackie A16. Bệnh có thể xảy ra trên mọi đối tượng, tuy nhiên có đến 90% ca bệnh xảy ra ở trẻ dưới 3 tuổi. Chủng EV71 thường gây bệnh cảnh nặng và dễ gây các biến chứng và có thể tử vong.

Do đó, các chuyên gia khuyến cáo, nếu trẻ có bất kỳ dấu hiệu bất thường nào, cha mẹ cần đưa trẻ đến ngay các cơ sở y tế để được xác định mức độ bệnh, đưa ra phác đồ điều trị phù hợp. Cha mẹ không nên tìm hiểu trên mạng rồi tự ý dùng thuốc, có thể khiến bệnh của trẻ nặng thêm.

Để phòng bệnh tay chân miệng, Bộ Y tế khuyến cáo, người dân rửa tay thường xuyên bằng xà phòng dưới vòi nước chảy nhiều lần trong ngày (cả người lớn và trẻ em). Đặc biệt trước khi chế biến thức ăn, trước khi ăn/cho trẻ ăn, trước khi bế ẵm trẻ, sau khi đi vệ sinh, sau khi thay tã và làm vệ sinh cho trẻ.

Các nhà trẻ, mẫu giáo, nhóm trẻ tập trung và hộ gia đình có trẻ dưới 6 tuổi cần chủ động theo dõi sức khỏe của trẻ để sớm phát hiện tay chân miệng. Trẻ bị bệnh phải được cách ly ít nhất là 10 ngày kể từ khi khởi bệnh, không cho trẻ có biểu hiện bệnh đến lớp và chơi với các trẻ khác, cần cách ly và đưa ngay trẻ đến các cơ sở y tế để được khám và điều trị.

Số ca mắc tay chân miệng vẫn tiếp tục gia tăng, đã có 21 trẻ tử vong: Bộ Y tế khuyến cáo dấu hiệu nhận biết nguy hiểm

Tích luỹ từ đầu năm cả nước ghi nhận 86.078 ca mắc, 21 trường hợp tử vong. So với cùng kỳ năm 2022, số mắc tăng 75,4%, số tử vong tăng 18%.

TIN MỚI NHẤT