Nếu chỉ bị khàn giọng mà không đau họng, khó thở hoặc sưng tấy cũng như các triệu chứng khác thì chưa đủ chứng minh một người đã mắc Covid-19.
- Phát hiện thêm loại virus corona mới lây nhiễm sang người, có khả năng bắt nguồn từ loài chó
- Chó, mèo, vật nuôi có làm lây nhiễm COVID-19 sang cho người không?
Theo Viện Y tế Quốc gia Mỹ (NIH), người bị khàn giọng có tiếng nói nghe như hơi thở, khàn khàn hoặc căng thẳng, với âm lượng nhẹ hoặc âm vực thấp hơn bình thường, kèm theo ngứa cổ họng. Một số dữ liệu cho thấy, Covid-19 có thể dẫn đến khàn giọng.
Tháng 3/2021, một nghiên cứu nhỏ được công bố trên Tạp chí Tiếng nói (Journal of Voice) cho thấy 70/160 bệnh nhân Covid-19 mắc chứng rối loạn giọng nói (Dysphonia), một thuật ngữ gọi chung các vấn đề về khả năng nói, bao gồm cả khàn giọng. Có 69 bệnh nhân gặp tình trạng này ở mức nhẹ đến trung bình. Song, 33 người trong số đó phải chịu đựng trạng thái này hơn 2 tuần và có 11 người bị khàn giọng hơn một tháng.
Chuyên gia về bệnh truyền nhiễm Amesh A. Adalja, học giả cấp cao tại Trung tâm An ninh Y tế Johns Hopkins ở Maryland, nói: “Việc virus đường hô hấp gây khàn giọng là rất phổ biến. Đây không phải là biểu hiện đặc thù của Covid-19 mà là một biến chứng chung của bệnh nhiễm trùng đường hô hấp trên”.
Nếu chỉ bị khàn giọng mà không đau họng, khó thở hoặc sưng tấy cũng như các triệu chứng khác thì chưa đủ chứng minh một người đã mắc Covid-19. Chuyên gia khuyên rằng chúng ta nên cố gắng giữ nước, nói càng ít càng tốt để cổ họng nghỉ ngơi. Nếu tình trạng trên kéo dài hơn 2 tuần mà không rõ nguyên do, tốt nhất nên đến gặp bác sĩ.