Hà Nội: Bệnh nhân nguy kịch do nhiễm liên cầu khuẩn lợn, thường xuyên tiếp xúc với món ăn quen thuộc này

Tin y tế 02/03/2023 16:05

Bệnh nhân xuất hiện sốt cao, đau đầu, buồn nôn, nôn, tự điều trị tại nhà không đỡ, dương tính với Streptococcus suis (vi khuẩn gây bệnh liên cầu khuẩn lợn).

Theo An Ninh Thủ Đô, ngày 2-3, Trung tâm Kiểm soát Bệnh tật (CDC) Hà Nội xác nhận, trên địa bàn thành phố vừa ghi nhận ca nhiễm liên cầu khuẩn lợn đầu tiên trong năm 2023, là một người bán lòng lợn tiết canh.

Cụ thể, theo thông tin từ CDC Hà Nội, bệnh nhân nhiễm liên cầu khuẩn lợn kể trên là nam giới, 52 tuổi, bán lòng lợn tiết canh tại nhà ở phường Mộ Lao (quận Hà Đông, Hà Nội).

Cách đây hơn 2 tuần, bệnh nhân xuất hiện sốt cao, đau đầu, buồn nôn, nôn, tự điều trị tại nhà không đỡ. Bốn ngày sau đó, bệnh nhân đi khám tại Bệnh viện Quân y 103. Tại đây, kết quả cấy máu của nam bệnh nhân dương tính với Streptococcus suis (vi khuẩn gây bệnh liên cầu khuẩn lợn).

Hà Nội: Bệnh nhân nguy kịch do nhiễm liên cầu khuẩn lợn, thường xuyên tiếp xúc với món ăn quen thuộc này - Ảnh 1

Hà Nội: Một người bán thịt lợn tử vong do nhiễm liên cầu khuẩn. Ảnh: An Ninh Thủ Đô 

 

Theo bác sĩ Nguyễn Trung Cấp, Phó giám đốc Bệnh viện Bệnh Nhiệt đới Trung ương thông tin trên Báo VietNamNet, cho biết năm 2022, bệnh viện ghi nhận rải rác các ca nhiễm liên cầu lợn, chủ yếu là thể viêm màng não. Bệnh nhân ở các lứa tuổi khác nhau, đến viện với biểu hiện sốt cao, đau đầu, nôn, buồn nôn, nặng hơn là lơ mơ, hôn mê.

Theo bác sĩ Cấp, bệnh liên cầu lợn thường có xu hướng tăng lên vào những tháng cuối năm và đầu năm âm lịch.

“Một bệnh nhân bị liên cầu lợn thể viêm màng não mủ phải nằm viện điều trị ít nhất là 3 tuần, có những bệnh nhân nhiễm khuẩn huyết phải điều trị đến 2 tháng, chi phí hàng trăm triệu, tùy thuộc di chứng có trầm trọng hay không. Một số bệnh nhân quá nặng không thể qua khỏi”, bác sĩ Cấp cho biết.

Hà Nội: Bệnh nhân nguy kịch do nhiễm liên cầu khuẩn lợn, thường xuyên tiếp xúc với món ăn quen thuộc này - Ảnh 2

Điều trị một bệnh nhân mắc liên cầu lợn tại Hà Nội. Ảnh: VietNamNet

 

Thống kê của Bộ Y tế cách đây không lâu cho thấy khoảng 70% bệnh nhân liên cầu lợn có ăn tiết canh, số còn lại ăn nem chạo sống, tiếp xúc, giết mổ lợn bệnh. Điều tra dịch tễ học của Viện Vệ sinh Dịch tễ Trung ương trước đó cũng cho kết quả tương tự, gần 70% bệnh nhân liên cầu lợn từng giết mổ, ăn thịt lợn tái, tiết canh.

Trên lâm sàng, người bệnh nhiễm liên cầu khuẩn lợn có thể có bệnh cảnh viêm màng não như sốt cao, đau đầu, buồn nôn, nôn, ù tai, điếc, cứng gáy, rối loạn tri giác… xuất huyết đa dạng ở một số nơi trên cơ thể.

Một số trường hợp xuất hiện các triệu chứng nhiễm khuẩn, nhiễm độc tiêu hoá: sốt, đi cầu nhiều lần, phân lỏng, cơ thể lạnh, run... trước khi có biểu hiệu của viêm màng não.

Trong trường hợp nặng, bệnh nhân sốc nhiễm độc, trụy mạch, cơ thể lạnh, tụt huyết áp, nhiễm khuẩn huyết cấp tính, rối loạn đông máu nặng, suy hô hấp, suy đa phủ tạng... hôn mê và tử vong.

Nhiễm uốn ván sau vết xước nhẹ ở tay trái, cụ bà 83 tuổi tử vong

Khi đến khám ở một phòng khám tư, bệnh nhân được chẩn đoán gãy kín lồi cầu xương cánh tay phải, có xây xước nhẹ bàn tay trái, sau đó được chỉ định đắp lá thuốc phục hồi.

TIN MỚI NHẤT