Nhiều người cho rằng, việc các vận động viên phải mang những trang phục thi đấu "gợi tình hóa" nên được thay đổi để phù hợp với sự tiến bộ của xã hội, đồng thời tránh được những kẻ quấy rối tình dục.
- Người đàn ông bất ngờ từ chối hẹn hò vì 'chị đẹp' 40 tuổi không biết nấu ăn, lời 'cảnh tỉnh' đối với hội FA
- Trai trẻ từng hôn ngấu nghiến Mon 2k tiếp tục tham gia show hẹn hò nhưng lại có 'nụ hôn bất ngờ' đến 'bật ngửa'
Sau ồn ào về cấm quan hệ tình dục giữa các VĐV để tránh lây lan dịch bệnh Covid-19 thì mới đây, Thế vận hội Olympic Tokyo lại tiếp tục nhận được sự chú ý của dư luận, không phải là những trận đấu thể thao đẹp mắt mà là những quan điểm về trang phục thi đấu quá "gợi tình". Và chủ đề phục trang thi đấu của vận động viên thể thao không phải mới được dư luận quan tâm mà đã là đề tài gây tranh cãi trong các môn thể thao thi đấu trên bãi biển từ vài năm trở lại đây.
Mới đây nhà báo nổi tiếng người Anh, Piers Morgan (56 tuổi) đã khiến cộng đồng mạng hoang mang khi đăng tải trạng thái thể hiện sự lo lắng cho các vận động viên nhảy cầu người Anh khi họ đi thi đấu nhưng phải mặc những chiếc quần bơi "nóng bỏng" tại Thế vận hội Olympic Tokyo.
Không hiểu ông có ý hài hước hay không nhưng ông đã viết: "Thật sốc và ngại khi để các vận động viên nam phải mặc những chiếc quần bơi kiệm vải có thể gợi tình hóa họ như thế này. Tôi đề nghị phải để vận động viên mặc đồ che kín cơ thể để bảo vệ cho họ và tôn trọng họ".
Dưới bài đăng của ông đã có nhiều người phản đối ý kiến này của ông, họ chỉ ra, các vận động viên nhảy cầu nam đều được phép lựa chọn trang phục đồ bơi có độ che phủ ở các mức độ khác nhau khi thi đấu. Việc các nam vận động viên lựa chọn mặc gì khi thi đấu hoàn toàn là do chính họ và sự thống nhất chung trong toàn đội để đảm bảo có sự đồng bộ nhất khi xuất hiện.
Một số người thì hiểu rằng, nhà báo Piers Morgan đang có ý hài hước bởi trước đó một số nữ vận động viên đã phản đối việc họ phải mặc bikini khi thi đấu, thậm chí họ có thể bị phạt vì không mặc quần bikini. Ngược lại, các vận động viên nam hoàn toàn có quyền lựa chọn phục trang thi đấu.
Nhiều nữ vận động viên đã lên tiếng vì họ cảm thấy không thoải mái khi phải mặc bikini để thi đấu, họ cảm thấy bản thân không được tôn trọng và thiếu tự tin. Hơn thế nữa, bikini không phù hợp trong điều kiện thi đấu thực tế.
Một số nữ VĐV phản đối sự áp đặt trang phục đối với họ, chẳng hạn, khi thi đấu buộc phải mặc quần bikini như trường hợp đội bóng ném nữ Na Uy đã gặp phải.
Cụ thể, đội tuyển bóng ném nữ Na Uy phải nhận án phạt 1.500 euro từ Liên đoàn Bóng ném Châu Âu (European Handball Federation) vì trước đó họ đã mặc quần soóc khi thi đấu thay vì mặc bikini khi thi đấu với đội tuyển Tây Ban Nha trong giải đấu bóng ném Châu Âu tổ chức tại Bulgaria.
Với mức án phạt này đã khiến dư luận dậy sóng, công chúng quốc tế cho rằng đã đến lúc những quy định có dấu hiệu "gợi tình hóa" hình thể nữ vận động viên cần phải chấm dứt. Các nữ vận động viên phải được quyền lựa chọn phục trang thi đấu phù hợp nhất với họ, việc mặc quần soóc hay mặc quần bikini khi thi đấu đáng lẽ không nên bị xem là vấn đề lớn, để phải đưa ra án phạt như thế này. Hơn nữa, việc tránh mang những trang phục "gợi tình hóa" sẽ giúp các VĐV nữ hạn chế được những kẻ quấy rối tình dục liên quan đến vấn đề về trang phục.
Ngay sau vụ việc liên quan tới đội bóng ném nữ Na Uy, đội thể dục dụng cụ nữ của Đức đã quyết định sẽ mặc các bộ "suit" che phủ toàn thân khi tham gia thi đấu tại Thế vận hội Olympic, thay vì mặc những bộ đồ liền thân hở chân. Quyết định này của các VĐV Đức là để chống lại việc "gợi tình hóa" nữ vận động viên và cổ vũ cho quyền tự do lựa chọn phục trang thi đấu, cổ động các nữ vận động viên khác tự tin mặc những phục trang khiến họ cảm thấy thoải mái.
Xã hội ngày một văn minh và tiến bộ, vì vậy sự tôn trọng quyền tự do cá nhân và quyền bình đẳng giới được thể hiện qua việc một người được tự do đưa ra quyết định và lựa chọn của họ, hạn chế những điều luật không cần thiết. tôn trọng quyền tự do đưa ra quyết định và lựa chọn của mỗi người, hạn chế những điều luật cấm đoán khắt khe không cần thiết.