Theo các mô hình thời tiết hiện nay, bão Doksuri sẽ mạnh cấp 12 ở vùng biển phía Đông đảo Luzon trong vài ngày tới.
- Cảnh báo các tỉnh chịu ảnh hưởng NẶNG của cơn bão Talim đã áp sát đất liền
- 2 tàu cá bị chìm, hơn 100 ngôi nhà sập, tốc mái do ảnh hưởng của bão số 1
Dẫn tin từ Sức khỏe Đời sống, theo Trung tâm Dự báo Khí tượng Thủy văn Quốc gia, sáng nay (21/7), áp thấp nhiệt đới ở khoảng kinh tuyến 132E đã mạnh lên thành bão. Cơn bão này có tên là Doksuri (do Hàn Quốc đề cử, có nghĩa là chim ưng). Đây là cơn bão hình thành trên Tây Bắc Thái Bình Dương năm 2023. Dự báo quỹ đạo bão Doksuri sau 3 ngày của các nước còn phân tán, khả năng đi vào Biển Đông là thấp.
Theo các mô hình thời tiết hiện nay, bão Doksuri sẽ mạnh cấp 12 ở vùng biển phía Đông đảo Luzon trong vài ngày tới. Trong giai đoạn đầu hướng di chuyển của cơn bão phụ thuộc vào sống cận xích đạo (NER) khác với sống cao cận nhiệt đới (STR), NER thường không bền vững, chỉ mang tính chất tạm thời nên có thể cơn bão tạm thời đi lên phía Bắc sau đó sẽ dần bị STR ở vĩ độ cao chi phối và dẫn dắt.
Theo thông tin từ báo Đại Đoàn Kết, TS. Hoàng Phúc Lâm, Phó Giám đốc Trung tâm dự báo khí tượng thủy văn quốc gia cho biết, trên dải hội tụ nhiệt đới hình thành bão Talim (bão số 1) vừa qua đã hình thành thêm các vùng xoáy thấp mới. Cụ thể, một vùng áp thấp hình thành sáng 18/7, khả năng trong 1-2 ngày tới vùng áp thấp này sẽ mạnh lên thành áp thấp nhiệt đới và bão.
"Khả năng cao đây sẽ là cơn bão số 2 ảnh hưởng đến nước ta trong những ngày cuối tháng 7. Chúng tôi vẫn đang theo dõi và sẽ cảnh báo sớm về diễn biến của cơn bão mới có khả năng hình thành này", TS. Lâm cho hay.
Nhận định về xu thế thời tiết từ nay đến khoảng ngày 10/8, ông Hoàng Phúc Lâm cho biết, dải hội tụ nhiệt đới có xu thế hoạt động nhiều hơn, mạnh hơn và có thể gây thời tiết xấu (mưa dông, lốc xoáy, sóng lớn) trên khu vực Biển Đông.
Dự báo, từ nửa cuối tháng 7 và đầu tháng 8/2023, có khoảng từ 2 đến 3 cơn áp thấp nhiệt đới, bão hoạt động trên Biển Đông. Trong khoảng từ ngày 15 đến ngày 20/7, khả năng xuất hiện các nhiễu động trên dải hội tụ nhiệt đới và phát triển thành áp thấp nhiệt đới, bão trên Biển Đông.
Hiện tại do tác động của El Nino (hiện tượng nóng lên dị thường của lớp nước biển bề mặt ở khu vực xích đạo trung tâm và Đông Thái Bình Dương), số lượng bão hoạt động trên Biển Đông cũng như tác động đến đất liền Việt Nam ít hơn so với trung bình nhiều năm.
Tuy nhiên, theo thống kê, những năm chịu ảnh hưởng của El Nino là những năm có các cơn bão mạnh, đường đi phức tạp, mưa lớn xảy ra cực đoan. Người dân cần tuân thủ chặt chẽ hướng dẫn công tác ứng phó, phòng tránh thiên tai của chính quyền địa phương; cập nhật thường xuyên thông tin dự báo khí tượng thủy văn mới nhất trên các phương tiện truyền thông đại chúng chính thống của Trung ương và địa phương để chủ động ứng phó.