Ngày 30/3, BS.CKII Trần Chánh Xuân – Giám đốc Bệnh viện Quận 11, TP.HCM cho biết, ngày 29/3, bệnh viện đã tiếp nhận 37 trường hợp nghi ngộ độc thực phẩm.
- Người phụ nữ sống sót kỳ diệu sau hơn 30 giờ mắc kẹt do động đất ở Myanmar
- Khởi tố người đàn ông bênh vợ, lái ô tô đuổi chém shipper ngay giữa đường
Theo thông tin từ VNExpress, ngày 30/3, BS.CK2 Trần Chánh Xuân, Giám đốc Bệnh viện Quận 11, cho biết trong đó 33 bệnh nhân 13-15 tuổi, một bé 6 tuổi và ba người lớn, ngày 29/3. Hai bệnh nhi nhập viện, còn lại được xử trí cấp cứu, cấp toa thuốc cho về theo dõi tại nhà. Các bệnh nhân nghi ngộ độc thực phẩm, được dùng kháng sinh, bù dịch, điều trị các triệu chứng.
Khai thác bệnh sử, trước đó trong quá trình di chuyển, đoàn xe có ghé mua bánh mì tại một cơ sở tên H.K. (quận 6, TPHCM) để ăn, sau đó xảy ra các tình trạng nêu trên.
Trong số 37 trường hợp nhập viện, có 33 học sinh trường THCS Tân Túc (13-15 tuổi), hai giáo viên, một tài xế xe và một cháu bé 6 tuổi là người thân của thành viên đi cùng đoàn.
Các bác sĩ đã kiểm tra cận lâm sàng, xử trí triệu chứng, bù dịch, dùng kháng sinh cho các bệnh nhân. Đến tối 29/3, hầu hết bệnh nhân đã ổn định sức khỏe và được cho xuất viện. Hiện tại, chỉ còn 1 trường hợp học sinh ở lại viện theo dõi.
Bệnh viện quận 11 cũng tiến hành báo cáo sự việc cho Trung tâm Kiểm soát Bệnh tật Thành phố (HCDC), Sở Y tế TPHCM, Sở An toàn Thực phẩm TPHCM và Phòng Y tế quận 10.

Trước đó vài ngày, theo thông tin từ báo Dân trí, hai cơ sở của Trường TH-THCS Tuệ Đức (cơ sở 1/5 Bis Lương Định Của, phường An Khánh, TP Thủ Đức, TPHCM và cơ sở 644 Nguyễn Thị Định, phường Thạnh Mỹ Lợi, TP Thủ Đức) cũng ghi nhận các học sinh nghi ngộ độc thực phẩm.
Theo báo cáo gửi Cục An toàn Thực phẩm (Bộ Y tế), có khoảng 33 học sinh có biểu hiện đau bụng, đi ngoài, buồn nôn sau khi ăn các bữa ăn tại trường do cùng một công ty tại quận Tân Phú cung cấp; vụ việc xảy ra cùng một ngày và có cùng các nhóm thức ăn nghi ngờ gây ngộ độc.
Cục An toàn Thực phẩm đề nghị Sở An toàn Thực phẩm TPHCM khẩn trương tổ chức điều tra, truy xuất nguồn gốc thực phẩm để xác định rõ nguồn cung cấp nguyên liệu, thực phẩm cho cơ sở chế biến nghi ngờ gây ngộ độc; lấy mẫu thực phẩm, bệnh phẩm để xét nghiệm tìm nguyên nhân.
Cơ quan chức năng cần tạm đình chỉ hoạt động cơ sở chế biến bữa ăn nghi ngờ gây ngộ độc thực phẩm, nếu phát hiện nguy cơ có thể tiếp tục gây ngộ độc thực phẩm; xử lý nghiêm các vi phạm quy định về an toàn thực phẩm (nếu có) và công khai kết quả để kịp thời cảnh báo cho cộng đồng.