Trung Quốc rầm rộ xu hướng 'hôn nhân hai đầu': Không cưới hỏi, không làm dâu - 'cơm ai nấy ăn, nhà ai nấy ở'

Thế giới 21/04/2023 20:12

Xu hướng hôn nhân này đã từng vấp phải nhiều ý kiến trái chiều.

‘Hôn nhân hai đầu’ là xu hướng kết hôn kỳ quặc của Trung Quốc đã bắt đầu từ nhiều năm về trước. Tuy nhiên dạo gần đây xu hướng hôn nhân này lại một lần nữa ‘bắt nhịp’ rầm rộ trở lại. "Hôn nhân hai đầu" là một hình thức hôn nhân có nguồn gốc từ Giang Tô và Chiết Giang, nhưng nó đã trở nên phổ biến từ lâu ở Phủ Điền, Phúc Kiến. Nghĩa là nam không hỏi cưới, nữ không nói gả, nam không cần sính lễ, nữ không cần đưa của hồi môn.

Nói cách khác, đây là cuộc hôn nhân nam không hỏi cưới, nữ không nói gả. Sau khi kết hôn, hai người luân phiên chăm sóc gia đình hai bên, con cái thường có hai đứa, một lấy họ cha, một lấy họ mẹ”.

Trung Quốc rầm rộ xu hướng 'hôn nhân hai đầu': Không cưới hỏi, không làm dâu - 'cơm ai nấy ăn, nhà ai nấy ở' - Ảnh 1
Ảnh minh họa: Internet

Những cặp đôi chọn “hôn nhân hai đầu” cũng giống như chọn quan hệ hôn nhân “khế ước”, từ việc tổ chức đám cưới cho đến cuộc sống hàng ngày đều không thể tách rời sự thương lượng giữa vợ chồng và cha mẹ hai bên. Điểm quan trọng nhất là các cặp vợ chồng thường có hai con, một con mang họ cha và một con mang họ mẹ. Con cái gọi người lớn tuổi hai bên là "ông bà nội" và không còn gọi cha mẹ của người phụ nữ là "ông bà ngoại".

Xu hướng hôn nhân này đã từng vấp phải nhiều ý kiến trái chiều. Nói cách khác, đây là cuộc hôn nhân nam không hỏi cưới, nữ không nói gả. Sau khi kết hôn, hai người luân phiên chăm sóc gia đình hai bên, con cái thường có hai đứa, một lấy họ cha, một lấy họ mẹ”.

Các cặp vợ chồng trẻ sau khi kết hôn vẫn duy trì mức độ “gắn bó” nhất định với gia đình hai bên. Thông thường, vợ chồng ở chung nhà bên vợ hoặc nhà bên chồng, sẽ ở xen kẽ nhau giữa hai bên hoặc vợ chồng ở riêng. Sau khi sinh con, thông thường sẽ sinh hai con, một con mang họ cha, một con mang họ mẹ. Vợ chồng cùng nhau nuôi nấng, già cả rảnh rỗi thì cùng giúp đỡ nhau. Thế nhưng đây là kiểu hôn nhân không có khái niệm ‘ông ngoại’ hay ‘bà ngoại’, đứa trẻ sinh ra sẽ gọi người đẻ ra cha/mẹ mình là 'ông nội, bà nội'.

Trung Quốc rầm rộ xu hướng 'hôn nhân hai đầu': Không cưới hỏi, không làm dâu - 'cơm ai nấy ăn, nhà ai nấy ở' - Ảnh 2
Ảnh minh họa: Internet

 

Nhân vật chính của câu chuyện hôm nay, Ninh Ninh, đang có cuộc hôn nhân như vậy, cuộc hôn nhân mà cô gọi là ‘hôn nhân hai đầu’.

Năm 2019, cô gái Ninh Ninh cùng chồng xây dựng "gia đình nhỏ" của riêng mình. Chưa đầy 3 năm, họ đã sinh được một trai một gái. Người chồng thay đổi theo thời gian nhưng cũng rất dịu dàng và ân cần, anh chăm sóc hết mình cho Ninh Ninh và các con.

Dù nhìn theo cách nào thì đây cũng là một gia đình bốn người đầm ấm và hạnh phúc, nhưng đáng tiếc thay, cuộc hôn nhân của họ lại là "cuộc hôn nhân hai đầu”.

Đây không phải là một mô hình hôn nhân mới, nhưng hiện nay mô hình này đang được chú ý nhiều hơn, trở thành xu hướng nhờ chính sách một con.

Mô hình hôn nhân này loại bỏ áp lực kinh tế của của hồi môn phía nam lẫn nữ, nam không hỏi cưới, nữ không nói gả, sau khi kết hôn có thể lần lượt luân phiên ở trong nhà của cả hai gia đình nội ngoại.

Thông thường, cuộc hôn nhân như vậy cần có hai người con, một người lấy họ cha, một người lấy họ mẹ, người lớn tuổi hai bên được gọi là "ông bà nội".

Thoạt nhìn, đây có vẻ là một chiến thắng cho quyền bình đẳng giữa nam và nữ, nhưng không ai biết rằng hai gia đình đã cãi nhau từ khi đính hôn cho đến lúc hai vợ chồng sinh được đứa con thứ hai như thế nào.

Có người nói đây là trào lưu đề cao địa vị của phụ nữ, cũng có người chế nhạo rằng ở thời đại không tin vào tình yêu này, ngay cả hôn nhân cũng phải bắt đầu "hôn nhân hai đầu”.

 

 

Trung Quốc rầm rộ xu hướng 'hôn nhân hai đầu': Không cưới hỏi, không làm dâu - 'cơm ai nấy ăn, nhà ai nấy ở' - Ảnh 3

Táo tàu, lạc, nhãn, hạt dẻ mang ý nghĩa “sớm sinh quý tử” trong phong tục cưới hỏi Trung Quốc - Ảnh: Sina

 

 

TIN MỚI NHẤT