Khó khăn về tài chính, cha dượng và mẹ ruột bóp cổ con gái 9 tuổi đến chết để lấy tiền bảo hiểm

Thế giới 25/06/2021 18:35

Một bé gái 9 tuổi đến từ Punjab, Ấn Độ đã bị cha dượng và mẹ ruột bóp cổ đến chết với mục đích lừa tiền bảo hiểm đã mua dưới tên bé.

Sina đưa tin, theo truyền thông Ấn Độ ngày 23/6, một bé gái đến từ Punjab của Ấn Độ đã bị giết hại bởi chính mẹ ruột và cha dượng. Mục đích khiến bị cáo ra tay với nạn nhân là vì nhắm đến khoản bồi thường tiền bảo hiểm mà trước đây họ đã mua đứng tên cô bé.

an do 1
 Vì muốn chiếm đoạt tiền bảo hiểm, cặp vợ chồng người Ấn Độ đã bóp cổ cô bé gái 9 tuổi đến chết

Cảnh sát địa phương cho biết, bà mẹ 27 tuổi và người chồng 31 tuổi tên là Narinderpal đã cùng nhau giết hại cô bé Bharti trong một nhà máy sản xuất thức ăn gia súc vào tối này 19/6. Năm 2018, cặp đôi này đã mua bảo hiểm cho Bharti. Theo cảnh sát, cặp đôi này đã mua một mảnh đất với giá 300.000 rupee (khoảng 96 trệu đồng) vào năm 2019 và được trả góp. Họ đã trả được 149.000 rupee (khoảng 48 triệu) cho ngân hàng nhưng rất khó để trả số tiền còn lại. Vì vậy họ nảy ra kế hoạch giết Bharti để lấy số tiền bảo hiểm đó giải quyết nợ nần.

Người đàn ông này sống cùng vợ và con gái riêng của vợ tại một ký túc xá của nhà máy sản xuất thức ăn gia súc nơi anh ta làm việc. Vợ chồng cặp đôi này đã bóp cổ con đến chết vào buổi tối rồi sáng hôm sau đưa cô bé 9 tuổi đến bệnh viện và nói dối rằng Bharti bất tỉnh trên giường.

an do 2
 Sau khi ra tay giết hại cô bé, cặp vợ chồng đã đưa cô bé đến bệnh viện và nói dối rằng cô bất tỉnh trên giường

Những người hàng xóm nói với cảnh sát rằng Narinderpal không thích con gái riêng của vợ và người chồng đầu tiên, anh ta thường xuyên đánh đập cô bé. Ban đầu cặp đôi nói rằng bé gái chết tự nhiên, vậy nhưng báo cáo khám nghiệm tử thi khẳng định Bharti đã bị bóp cổ. Khi bị thẩm vấn đôi vợ chồng này đã thừa nhận tội ác của mình và cho biết giết chết con gái nhằm giải quyết những khó khăn về tài chính.

Sốc: Hơn 2.000 người dân Ấn Độ được tiêm vắc xin COVID-19 giả khiến dư luận phẫn nộ

Mới đây chính quyền bang Maharashtra của Ấn Độ đã thông báo rằng hơn 2.000 người dân ở Mumbai đã trở thành nạn nhân của các trung tâm tiêm chủng giả mạo.

TIN MỚI NHẤT