Ngải cứu vừa là cây rau vừa là cây thuốc thường thấy trong vườn của nhiều gia đình ở Việt Nam. Với cách sử dụng đơn giản, hiệu quả bất ngờ, ngay cả khi dùng để ngâm chân.
- Người có nguy cơ mắc bệnh và tuổi thọ ngắn thường có 4 "khuyết điểm" trên cơ thể
- Sau tuổi 35, phụ nữ cần từ bỏ những thói quen xấu này, vì nó liên quan đến sắc đẹp, sức khỏe và tuổi thọ của bạn
Ngải cứu từ lâu được biết đến là một dược liệu quý trong y học cổ truyền. Ngải cứu có tên gọi khác ngải diệp, thuốc cứu tuy nhiên tên gọi này phổ biến ở miền Nam hơn. Ngải cứu có vị cay, đắng, tính ấm, thông kinh lạc tỳ, bổ gan và thận cùng vô vàn lợi ích khác.
Ở Việt Nam, cây ngải cứu dại thường mọc nhiều ở tỉnh Lào Cai, Lai Châu, Yên Bái, Cao Bằng, Lạng Sơn, Hà Giang... đây chính là nguồn dược liệu được khai thác thường xuyên để sản xuất thuốc. Cây ngải cứu còn được trồng trong vườn của nhiều gia đình, thường được sử dụng tại chỗ trong nấu ăn hoặc điều trị một số bệnh lý đơn giản.
Ngải cứu không chỉ ăn được mà tác dụng ngâm chân cũng rất hiệu quả, nhất là đối với những người bị gan nóng, ra nhiều mồ hôi. Nếu ngâm chân với ngải cứu đều đặn, da mặt sẽ bớt nhờn, tinh thần sảng khoái, mụn thâm mờ đi…
Công dụng của ngải cứu khi dùng để ngâm chân
Khi bị viêm loét miệng, viêm tai giữa, sưng họng… đều do nóng trong người gây ra. Vì vậy, đun sôi lá ngải cứu với nước, ngâm chân trong nước ấm, đợi một lúc toàn thân ra mồ hôi nhẹ là được. Sau đó uống thêm một ít nước ấm. Nếu ngâm chân liên tục trong 2,3 ngày, bớt ăn đồ lạnh, chú ý nghỉ ngơi, bệnh tình sẽ thuyên giảm.
Ngâm chân với ngải cứu với nước nóng mỗi ngày có tác dụng thúc đẩy tuần hoàn máu, đẩy lùi ẩm ướt, lạnh lẽo trong cơ thể. Hơn nữa, ngải cứu có thể đả thông 12 kinh mạch, điều hòa âm dương. Về tác dụng chữa cảm của ngải cứu, có thể dùng thêm phương pháp xông sẽ hiệu quả sẽ rõ ràng hơn.
Giải độc: Một giờ sau khi ngâm chân, một lượng lớn các chất chuyển hóa trong cơ thể, chẳng hạn như tinh thể axit lactic, axit creatinin, axit uric… có thể được bài tiết qua nước tiểu. Ngải cứu được ví như một chất giải độc, sau khi ngâm chân bạn sẽ cảm thấy thoải mái, nét mặt vui vẻ.
Người trung niên và người già nếu ngâm chân với ngải cứu sẽ giúp đôi chân của họ trở nên thoải mái, dễ chịu và khỏe mạnh hơn. Tăng cường khả năng miễn dịch, ngăn ngừa và điều trị cảm lạnh.
Có tác dụng rõ rệt đối với lưu lượng kinh nguyệt của phụ nữ, làm ấm tay chân, chữa viêm nhiễm phụ khoa, tê nhức vùng thắt lưng và chân.
Phương pháp ngâm chân bằng lá ngải cứu là gì?
Cho một nắm ngải cứu vào nồi sạch, sau đó cho một lượng nước thích hợp vào, đun lửa liu riu khoảng 10 phút. Đợi nước nguội tự nhiên mới ngâm chân, không nên pha nước thêm. Ngoài ra, có thể thêm một số dược liệu khác tuỳ theo thể trạng.
Khi ngâm chân, cần chú ý không ngâm quá lâu, 15-30 phút là thích hợp nhất, mỗi tuần 3-4 lần, tránh ngâm chân vào đêm khuya. Người bị sốt, huyết áp thấp, tiểu đường nếu dùng ngải cứu để ngâm chân cần hỏi ý kiến của bác sĩ.
Những lưu ý và tác dụng phụ có thể có của ngải cứu
Những bệnh nhân có cơ địa nhạy cảm hoặc đang có các vấn đề sức khỏe nhất định không nên sử dụng ngải cứu. Những tình trạng này bao gồm:
Mang thai: bạn không nên sử dụng ngải cứu nếu đang mang thai vì có thể là nguyên nhân gây sảy thai.
Đang cho con bú.
Động kinh. Thường kích thích não bộ và có thể gây co giật. Ngoài ra, ngải cứu cũng có thể làm giảm tác dụng của các thuốc chống động kinh như gabapentin và primidone.
Bệnh lý tim: sử dụng thảo dược ở những bệnh nhân có bệnh lý tim đang điều trị Warfarin có thể gây xuất huyết tiêu hóa.
Bệnh lý ở thận: ngải cứu độc cho thận và làm tăng nguy cơ suy thận.
Dị ứng.