Theo Y học Trung Quốc, nếu bạn chỉ cảm thấy đắng miệng trong 1,2 buổi thì không sao, nếu bạn liên tục cảm thấy đắng miệng dù đã ăn và uống nước thì bạn có thể đã mắc 1 số bệnh sau.
- Hiện đang có dịch tay chân miệng, hãy nắm rõ 6 lưu ý của Bộ Y tế để phòng tránh và nhận biết bệnh kịp thời
- Cách trị nhiệt miệng nhanh nhất, hiệu quả và an toàn
Buổi sáng đáng nhẽ phải là khoảng thời gian chúng ta cảm thấy hạnh phúc, sáng khoái nhất, thế nhưng sáng nào thức dậy bạn cũng thấy trong miệng mình có vị rất lạ, bỗng thấy đắng mặc dù không hề ăn gì thì đừng bao giờ bỏ qua, đây chính là cơ hội để bạn kiểm tra xem mình có đang gặp vấn đề gì về sức khỏe hay không.
Theo Y học Trung Quốc, nếu bạn chỉ cảm thấy đắng miệng trong 1,2 buổi thì không sao, nếu bạn liên tục cảm thấy đắng miệng dù đã ăn và uống nước thì bạn có thể đã mắc 1 số bệnh sau:
1. Trào ngược dịch mật
Dịch mật được sản xuất tại gan và được dự trữ trong túi mật. Dịch mật có vai trò trong việc tiêu hóa chất béo, loại bỏ các tế bào hồng cầu đã chết và loại bỏ độc tố ra khỏi cơ thể.
Khi cơ thể khỏe mạnh, mật sẽ được đổ vào phần đầu ruột non cùng các dịch tiêu hóa dưới sự kích thích của chất béo. Khi cơ thể gặp trục trặc, phần van môn vị (van ngăn cách giữa dạ dày và ruột non) sẽ không đóng kín, gây ra trào ngược dịch mật lên dạ dày và rồi từ đó trào ngược lên thực quản, đó là lý do vì sao chúng ta cảm thấy đắng miệng.
2. Trào ngược dạ dày
Đắng miệng cũng có thể gây ra bởi chứng trào ngược dạ dày. Căn bệnh này khá phổ biến, đi kèm các triệu chứng khác là ho, đau họng, đau ngực... Có khi bệnh không có biểu hiện gì cả, khi nội soi hoặc đến khi có biến chứng thì mới phát hiện.
Trào ngược dạ dày chính là "thủ phạm" làm cho van môn vị bị đóng mở quá mức. Dịch mật theo đó trào ngược từ tá tràng vào dạ dày, theo axit tràn lên thực quản và vào tới khoang miệng gây ra cảm giác đắng miệng. Hiện tượng này thường xảy ra vào sáng sớm khi vừa ngủ dậy.
3. Suy giảm chức năng gan
Gan là cơ quan nắm giữ nhiều chức năng quan trọng trong cơ thể, trong đó có chức năng sản xuất và tiết dịch mật giúp tiêu hóa thức ăn. Đắng miệng cũng có thể là dấu hiệu chứng tỏ chức năng gan của bạn đã bị suy giảm do các bệnh lý về gan như viêm gan cấp và mạn tính, gan nhiễm mỡ, xơ gan...
4. Bệnh tiểu đường, ung thư
Những bệnh nhân mắc tiểu đường thường đi kèm với dấu hiệu đắng miệng. Thêm vào đó, bệnh nhân ung thư sẽ bị mất cảm giác với đồ ngọt và cảm nhận vị đắng ngày một tăng với mọi đồ ăn, điều này có quan hệ tới việc thay đổi thành phần trong nước bọt và trở ngại tuần hoàn huyết dịch ở lưỡi của bệnh nhân ung thư.
Làm sao để giải quyết tình trạng đắng miệng
Để đảm bảo mình không mắc các căn bệnh trên, bạn nên đến bệnh viện để được chẩn đoán và điều trị. Đồng thời, bạn có thể kết hợp với các phương pháp dưới đây để giảm bớt cảm khác khó chịu với vị đắng trong miệng:
- Uống vitamin C: Vitamin C có tác dụng làm giảm các triệu chứng khô, đắng, rát miệng. Đối với các triệu chứng đắng miệng ở mức nhẹ thì chỉ khoảng 3 ngày là sẽ có hiệu quả. Tuy nhiên, nếu các triệu chứng bệnh có vẻ nặng lên rõ ràng hơn, thì bạn nên nhờ bác sĩ can thiệp.
- Uống nước quả lê: Lê là một loại trái cây phổ biến, nếu có dấu hiệu nóng gan mật hay dạ dày, bạn có thể thử uống nước lê để giảm triệu chứng đau và đắng miệng.
- Uống nhiều nước hơn: Đừng chờ đến khi khát khô mới chịu uống nước, bạn hãy chủ động uống nhiều nước hơn để vừa giảm bớt cảm giác đắng trong miệng lại vừa tốt cho sức khỏe.
- Sử dụng hạt sen: Các món ăn từ hạt sen có thể làm giảm vị đắng trong miệng.