Ngày 10/5 hàng năm chính là ngày Lupus Thế giới, nhằm nâng cao nhận thức của cộng đồng về căn bệnh lupus ban đỏ.
- 7 triệu chứng cholesterol cao thường bị bỏ qua ở phụ nữ tuổi 40
- Salmonella nguy hiểm như thế nào mà khiến hàng trăm người ngộ độc?
Lupus ban đỏ là một căn bệnh tự miễn mạn tính, khiến hệ thống miễn dịch tấn công các mô và cơ quan của chính của cơ thể. Tình trạng viêm này có thể ảnh hưởng đến khớp, da, thận, tế bào máu, não, tim và phổi. Một loạt các triệu chứng trên khắp cơ thể bao gồm đau khớp, nhức đầu, phát ban, sốt, mệt mỏi, đau miệng, lú lẫn, sưng hạch, đông máu, v.v. Tình trạng này cũng có thể làm xương yếu đi, gây loãng xương và có thể ảnh hưởng đến các vấn đề về tim mạch.
Bệnh còn được gọi là bệnh lupus ban đỏ hệ thống. Từ “lupus” là một từ latin có nghĩa là "chó sói", chỉ các vết ban đỏ đặc trưng ở mặt giống hình vết cắn của chó sói và từ “hệ thống” để chỉ việc bệnh gây ảnh hưởng đến hầu hết các cơ quan trong cơ thể.
Ngày Lupus thế giới
Ngày Lupus Thế giới được tổ chức hàng năm vào ngày 10/5. Năm nay, Ngày Lupus Thế giới sẽ diễn ra vào thứ Sáu, ngày 10/5/2024.
Ý nghĩa Ngày Lupus thế giới
Gần 5 triệu người trên toàn thế giới mắc bệnh Lupus, trong đó 1,5 triệu người chỉ riêng ở Hoa Kỳ. Ngày Lupus Thế giới được tổ chức hàng năm nhằm nâng cao nhận thức của cộng đồng về căn bệnh lupus ban đỏ, tập trung vào nhu cầu cải thiện dịch vụ chăm sóc sức khỏe bệnh nhân, tăng cường nghiên cứu về nguyên nhân và cách chữa bệnh, chẩn đoán và điều trị bệnh lupus sớm hơn. Ngày Lupus Thế giới diễn ra hàng năm cũng nhằm mục đích tìm cách giảm bớt nỗi đau khổ của những người mắc căn bệnh tự miễn có khả năng gây tử vong này.
Lịch sử Ngày Lupus Thế giới
Theo daysoftheyear.com, lịch sử của Ngày Lupus Thế giới bắt đầu từ năm 2004 khi được thành lập bởi Lupus Canada (một tổ chức tình nguyện nhằm cải thiện cuộc sống của những người mắc bệnh lupus ban đỏ hệ thống) nhằm nâng cao nhận thức về căn bệnh ít được biết đến này và có thể ảnh hưởng lớn đến những người mắc phải và gia đình họ. Các tổ chức Lupus từ 13 quốc gia khác nhau đã cùng nhau tổ chức ngày này và nỗ lực tài trợ cho nghiên cứu, cung cấp dịch vụ tốt hơn cho bệnh nhân, tăng cường dữ liệu dịch tễ học và nâng cao nhận thức về bệnh.
Sự thật về Lupus
Ngày Lupus Thế giới hiện được tổ chức phổ biến ở hầu hết các châu lục trên toàn thế giới - ở Châu Phi, Châu Á, Úc, Bắc và Nam Mỹ và Châu Âu.
Lupus thường được chẩn đoán ở độ tuổi từ 15 đến 44 và kéo dài đến hết cuộc đời của một người. Bệnh này phổ biến hơn ở phụ nữ và gần 90% số người mắc bệnh là nữ, trong khi chỉ có 10% nam giới được chẩn đoán mắc bệnh.
Vào thế kỷ 13, Lupus có tên từ một từ latin có nghĩa là "chó sói", chỉ các vết ban đỏ đặc trưng ở mặt giống hình vết cắn của chó sói.
Quản lý bệnh Lupus
"Khi chúng ta kỷ niệm Ngày Lupus Thế giới, điều quan trọng là phải nhấn mạnh vai trò quan trọng của hoạt động thể chất trong việc kiểm soát tình trạng tự miễn dịch phức tạp này. Tình trạng này còn được gọi là Lupus ban đỏ hệ thống (SLE) ảnh hưởng đến hàng triệu người trên toàn thế giới, trong đó phụ nữ chiếm tới 90% trường hợp. Mặc dù việc kiểm soát bệnh lupus đã có những tiến bộ đáng kể trong những năm gần đây nhưng cũng không thể bỏ qua tầm quan trọng của hoạt động thể chất", Bác sĩ Anu Daber, Chuyên gia tư vấn về Thấp khớp tại Paras Health Gurugram, Ấn Độ, cho biết.
Theo khuyến nghị của lực lượng đặc nhiệm quốc tế, những người mắc Lupus ban đỏ hệ thống nên tập thể dục nhịp điệu cường độ vừa phải ít nhất 150 phút mỗi tuần, bên cạnh các bài tập tăng cường cơ bắp ít nhất hai ngày mỗi tuần. Điều quan trọng là phải hiểu rằng hoạt động thể chất có lợi ích đáng kể trong việc quản lý bệnh lupus. Tập thể dục thường xuyên đã được chứng minh là có tác động tích cực đến sức khỏe tâm thần, giảm nguy cơ trầm cảm và lo lắng, vốn là những bệnh đi kèm phổ biến ở những người mắc Lupus ban đỏ hệ thống", Bác sĩ Anu Daber chia sẻ.