Nhiều người nghĩ rằng ăn thịt quá nhiều ảnh hưởng đến sức khoẻ và chuyển sang chế độ ăn chay. Nhưng trên thực tế,người ăn chay cũng có thể bị mắc bệnh tiểu đường.
- Loại rau rẻ tiền bán đầy chợ Việt, người bệnh tiểu đường được khuyên ăn thường xuyên để kéo dài tuổi thọ
- Loại hạt bé xíu lại là ‘thần dược’ giúp bảo vệ tim mạch, người bệnh tiểu đường được khuyên dùng thường xuyên
Người ăn chay có thể bị tiểu đường tuýp 2. Đây là điều phổ biến khi chúng ta tiếp xúc với những người ăn chay lâu năm. Nó giống như người gầy vẫn có thể bị gan nhiễm mỡ. Để lý giải cho tình trạng này, Ths-BS Cao Xuân Minh có chia sẻ trên báo Pháp Luật TP.HCM khi trả lời câu hỏi của độc giả “Mẹ tôi năm nay 61 tuổi, ăn chay trường chục năm nay, sức khỏe rất tốt. Gần đây đi khám sức khỏe tổng quát bác sĩ nói mẹ tôi bị bệnh tiểu đường type 2. Vậy xin hỏi tại sao ăn chay lành mạnh mà vẫn bị bệnh tiểu đường? Nếu tiểu đường thì có được ăn chay nữa không? Nếu ăn được thì cần lưu ý những gì? Cảm ơn bác sĩ (Hoa, TP Thủ Đức, TP.HCM)”
Theo báo Pháp Luật TP.HCM, tiểu đường type 2 là tình trạng rối loạn chuyển hóa đường, tinh bột làm tăng đường trong máu, cho đến nay vẫn chưa xác định được nguyên nhân mặc dù nhận thấy có yếu tố di truyền.
Khái niệm đường ở đây không chỉ là các loại đường ăn vào thấy ngọt như chúng ra dùng mỗi ngày, mà còn bao gồm cả tinh bột như gạo, bánh mì, bánh tráng, hủ tiếu, phở…
Có thể khẳng định ăn chay hay ăn mặn đều có khả năng bị tiểu đường type 2. Tuy nhiên, người ăn chay không ăn thịt, cá nên thường có khuynh hướng bù năng lượng lại bằng gia tăng ăn ngọt, ăn nhiều tinh bột.
Khi bị tiểu đường type 2, mẹ bạn vẫn ăn chay bình thường, nhưng cần điều chỉnh giảm lượng tinh bột ăn vào tương xứng với mức độ của đường huyết. Chế độ ăn uống rất quan trọng đối với người bị bệnh tiểu đường. Bên cạnh đó, chế độ vận động, thể dục cũng rất cần thiết.
Tiểu đường cho đến nay không có thuốc nào trị dứt điểm, vì vậy người mắc bệnh tiểu đường phải tuân thủ chế độ ăn uống cũng như uống thuốc đúng theo toa bác sĩ và tái khám đúng thời gian chỉ định.
Cũng liên quan đến vấn đề ăn chay bị tiểu đường, theo thông tin trên báo Tiền Phong ăn chay cũng rất dễ sử dụng nhiều chất béo. Hiệp hội Dinh dưỡng Trung Quốc khuyến cáo mỗi ngày chỉ nên ăn 25 -30 gam dầu ăn. Nhiều người ăn chay sử dụng nhiều hơn thế. Nhiều người chọn bánh ngọt làm đồ ăn nhẹ hàng ngày, trong bánh ngọt có nhiều dầu và đường tinh chế. Ăn trong một thời gian dài chắc chắn sẽ có nguy cơ mắc bệnh tiểu đường cao.
Chế độ ăn uống không hợp lý sẽ tăng nguy cơ mắc bệnh tiểu đường, đặc biệt là thiếu chất đạm. Vì vậy, đối với người ăn chay, trong chế độ ăn uống cần chú ý những điều sau đây để giảm tình trạng ăn chay không đúng cách có thể gây ra những hậu quả không mong muốn.
1. Sử dụng nhiều các loại đậu hàng ngày và các sản phẩm từ đậu nành. Trong các loại thực phẩm, đậu tương có chất lượng protein tốt nhất, giàu canxi và rất dễ chế biến.
2. Chỉ nên dùng 25-30 gram chất béo hàng ngày. Các chất béo nên dùng có trong ba loại dầu là dầu ôliu nguyên chất, dầu hạt lanh, dầu đậu phộng với tỉ lệ 1 : 1 : 1. Trong trường hợp đảm bảo rằng chất béo không quá nhiều, bạn có thể ăn một số loại hạt và các thực phẩm khác, bổ sung một số loại vitamin cho cơ thể
3. Nên ăn nhiều khoai tây và các loại đậu. Đây là những thực phẩm có giá trị dinh dưỡng cao, nên sử dụng thường xuyên trong các bữa ăn. Nhưng nếu thêm khoai Tây và đậu, bạn cần phải giảm lượng gạo. Hãy giữ lượng thức ăn không tăng lên.
4. Đảm bảo dùng ít nhất 500 gram lượng trái cây và rau quả mỗi ngày. Đặc biệt nên dùng rau có màu đỏ, xanh lá cây, vàng và tím.
5. Thay đổi thói quen ăn chay thuần túy, nên ăn nhiều trứng gà. Ăn trứng mỗi ngày giúp điều chỉnh tốt chế độ ăn uống.
Không ngạc nhiên khi ăn đồ chay cũng dễ mắc đái tháo đường týp 2. Nhưng để đáp ứng được công việc hàng ngày, bạn cần cân đối đảm bảo chất dinh dưỡng cho các bữa ăn.