Từ xưa tới nay, trong dân gian thường ứng dụng cách chữa đau răng bằng lá lốt vừa an toàn lại hiệu quả. Thế nhưng nhiều người vẫn còn chưa biết tới mẹo hữu ích này. Để có thêm hiểu biết về bài thuốc trên, bạn hãy đọc ngay những thông tin chi tiết dưới đây nhé.
- Thực hư 10 tác dụng của quả su su trong việc chữa bệnh?
- Tác dụng của quả nhãn và những cảnh báo cần biết khi sử dụng
Lá lốt là loại thực phẩm và dược phẩm không còn xa lạ gì với người Việt Nam chúng ta. Chúng có rất nhiều công dụng trong cuộc sống nên từ lâu đã được phổ biến tại rất nhiều vùng miền của nước ta. Tuy nhiên, có một tác dụng hết sức hữu ích của lá lốt mà nhiều người còn chưa được biết tới, đó chính là bài thuốc chữa đau răng bằng lá lốt. Trong bài viết này, chúng tôi xin được phân tích rõ bài thuốc đó để quý vị có thêm kinh nghiệm hữu ích ứng dụng cho cuộc sống của mình.
Tổng quan về lá lốt
Lá lốt (hay còn được gọi là lá lốt ở một số địa phương) là loại cây thuộc nhóm hồ tiêu. Chúng thường mọc nhiều tại những nơi ẩm ướt ở miền núi trung du hoặc những vùng có địa hình cao.
Cây lá lốt có thân dạng mảnh phủ một lớp lông mỏng mịn màu trắng, tại thân có các đốt nổi nhìn thấy rõ bằng mắt thường. Lá cây bản to và có dạng hình tim, gân lá tỏa ra dạng dưới chứ không phải dạng sọc như nhiều loài cây khác, đuôi lá vát nhọn. Lá mọc so le trên cây và thường tỏa ra từ các mấu thân.
Hoa của loài cây là được hình thành ở các kẽ thân và lá, có thể thành quả và kết hạt để tạo giống. Thông thường hoa sẽ nở vào cuối mùa hè hoặc đầu mùa thu. Tất cả những bộ phận của loài cây này trừ hoa đều có thể sử dụng như thực phẩm hoặc thuốc chữa bệnh.
Tác dụng dược học của lá lốt
Tác dụng được ghi nhận của lá lốt tập trung chủ yếu ở việc kháng viêm, giảm đau và chống lại sự xâm nhập của vi khuẩn vào cơ thể. Vì vậy chúng đóng góp rất nhiều tác dụng dược học trong các công thức y học.
Theo các nghiên cứu chuyên sâu, trong lá và thân của loài cây này có chứa một lượng lớn alcaloid và các tinh dầu có thành phần beta-caryophylen và benzyl axetat. Các hoạt chất này có khả năng chống lại sự xâm nhập của vi khuẩn trên cơ thể, đồng thời giảm các tình trạng sưng tấy, đau nhức khá hiệu quả và an toàn.
Lá lốt thường được ứng dụng trong các công thức giảm sưng tấy và đau, đặc biệt là các công thức giảm tình trạng đau răng. Nếu triệu chứng đau răng của bạn xuất hiện do nguyên nhân viêm nhiễm nướu lợi, mọc răng không, sâu răng, viêm nha chu,…thì bạn có thể ứng dụng cách trị nhức răng bằng lá lốt để giảm đi tình trạng khó chịu tại vùng răng miệng.
Nếu bác mẹ bầu bị đau nhức răng trong thai kỳ mà ngại không muốn uống thuốc hay có quá nhiều can thiệp tây y vì sợ ảnh hưởng tới em bé thì có thể tham khảo phương pháp tự nhiên và lành tính này. Tuy nhiên nếu nguyên nhân gây bệnh răng miệng quá nghiêm trọng thì lá lốt chỉ có thể làm giảm nhẹ chứ không trị dứt điểm được tất cả các ca bệnh.
Ngoài ra, theo các kinh nghiệm đúc kết trong đông y, lá lốt là loại thảo dược có đặc tính ấm, vị hơi cay, mùi thơm dịu, khi đi vào các cơ thể trong người sẽ giúp làm ấm, tán hàn, giải cảm, điều hòa khí huyết và làm giảm nhẹ các triệu chứng đau nhức.
Vì vậy, bên cạnh tác dụng chữa đau nhức người ta còn ứng dụng lá lốt trong các trường hợp trị cảm lạnh, phong hàn, lạnh tay chân, làm ấm người trong mùa đông và điều hòa khí huyết cơ thể. Loại thảo được này cũng có đóng góp nhất định trong việc điều trị gan, mật, tỳ và giúp tình trạng tê bì tay chân được cải thiện tích cực hơn.
Trong trường hợp người bệnh bị nôn trớ, rối loạn tiêu hóa, kiết lỵ và các vấn đề về đường tiết niệu, ra mồ hôi tay chân, lá lốt cũng được sử dụng để giúp điều trị các hội chứng này cho đặc tính giải trừ hàn và điều hòa khí huyết cơ thể của nó.
Cách chữa đau răng bằng lá lốt
Phương pháp 1: Ngâm nước lá lốt
Nguyên liệu cần chuẩn bị:
Lá lốt tươi, nên chọn những loại lá bản rộng, không bị méo mó hay sâu bệnh. Chuẩn bị thêm cả muối biển và nước sôi để nguội.
Cách thực hiện:
Bước 1: Mang ra nhặt và rửa sạch lá lốt, chú ý rửa kỹ những kẽ gân lá vì đó thường là nơi bám rất nhiều bụi bẩn. Sau khi đã làm sạch thì đem phơi khô cho tới khi ráo nước.
Bước 2: Tới đây bạn có thể đem lá lốt đi giã dập cùng với muối và nước lọc, sau đó vắt lấy nước để sử dụng. Hoặc tiện dụng hơn bạn hãy cho lá lốt cùng với muối biển và một lượng nước lọc vào máy xay sinh tố để ép lấy nước.
Bước 3: Khi đã lọc lấy được nước rồi bạn vẫn nên đổ qua rây lọc để loại bỏ những cặn và vụn lá trong quá trình thực hiện, những cặn này mắc vào trong kẽ răng miệng sẽ khó vệ sinh và ảnh hưởng tới tình trạng của bạn.
Bước 4: Tới đây bạn đã lọc được nước lá lốt cần thiết để sử dụng, hãy rót chúng vào chai hoặc hộp để tiện dụng hơn. Hoặc cẩn thận hơn bạn có thể đun sôi nước này trong vòng 2-3 phút để tiệt trùng, nhưng tránh đun quá lâu sẽ làm mất nhiều hoạt chất hữu ích cần thiết.
Cách sử dụng: Mỗi ngày bạn dùng nước này để súc miệng khoảng 2-3 lần, chia rải rác ra vào sáng – chiều – tối, mỗi lần súc miệng hãy ngậm trong 3-4 phút để chúng tác động được sâu hơn. Kiên trì dùng điều độ trong 2-3 ngày bạn sẽ thấy các triệu chứng đau nhức răng và viêm nhiễm sẽ giảm đi đáng kể.
>>> Xem thêm:
- Cách chữa đau răng khôn nhanh chóng tại nhà, bạn đã biết chưa?
- Bật mí 7 mẹo chữa đau răng sâu hiệu quả tại nhà chưa tốn đến 10 nghìn đồng
Phương pháp 2: Đắp lá lốt
Nguyên liệu cần chuẩn bị:
Lá lốt tươi không có chứa chất bảo quản hay thuốc sâu, không bị hỏng thôi hoặc các hư hại khác. Hãy cố gắng chọn loại lá tươi xanh và có bản to rộng sẽ tốt hơn.
Cách thực hiện:
Bước 1: Mang ra nhặt sạch lá lốt, cắt bỏ cuống và những đoạn bị héo, bị hỏng hoặc không đủ chất lượng. Sau đó đem chúng đi rửa thật sạch. Nhớ rửa kỹ phần gân lá vì những khu vực này dễ bám nhiều bụi bẩn. Vì bạn sẽ phải đắp trực tiếp lá lốt lên phần răng miệng bị viêm nhiễm, đau nhức nên nhớ phải vệ sinh chúng thật kỹ, có thể ngâm trong nước muối pha loãng khoảng 15 phút rồi rửa lại để sạch sẽ hơn. Khi đã rửa xong thì đem ra để tới thật ráo nước.
Bước 2: Cho lá vào cối giã tới dập cùng với một chút muối biển, có thể cho thêm ít nước để dễ thực hiện hơn. Cố gắng dã chậm và đều tay để lá được nát đều, đồng thời không để chúng bị cục quá nhiều. Những gân lá quá to có thể nhặt bỏ đi để lúc dã và đắp lá bớt khó khăn. Hoặc bạn xắt nhỏ lá trước khi giã cũng khiến quá trình thực hiện được dễ dàng hơn đó.
Bước 3: Khi đã giã xong xem hỗn hợp gồm lá lốt dã dập và nước này đổ ra một chiếc bát nhỏ để sử dụng. Lưu ý không nên để quá lâu sẽ làm ảnh hưởng tới chất lượng của phương pháp này.
Cách sử dụng:
Bạn lấy phần lá đã được dã đắp trực tiếp lên vùng răng có hiện tượng viêm nhiễm, đau nhức. Để nguyên đó khoảng 5-10 phút rồi lấy ra và sức miệng lại thật sạch với nước. Thực hiện một ngày 2-3 lần, kiên trì trong khoảng vài ngày để thấy rõ hiệu quả mà phương pháp này mang lại.
Trên đây là các bài thuốc chữa đau răng bằng lá lốt an toàn và hiệu quả. Hy vọng sau khi đọc bài viết này các bạn đã có thêm những kinh nghiệm hay để ứng dụng vào trong cuộc sống của mình. Chúc các bạn sớm cải thiện được tình trạng đau răng và có một sức khỏe thật dồi dào!