Nắm rõ thông tin về bệnh tổ đỉa và nắm đúng cách chữa bệnh là điều hết sức quan trọng, giúp hỗ trợ việc điều trị bệnh đạt hiệu quả cao hơn, quá trình điều trị cũng sẽ đơn giản, ít tốn kém hơn, giúp hạn chế nguy cơ tái phát bệnh.
- Bệnh sốt rét – Nỗi ám ảnh vào mỗi mùa mưa
- Nguyên nhân, dấu hiệu và cách điều trị hiệu quả bệnh bướu cổ
1. Bệnh tổ đỉa là gì?
Bệnh tổ đỉa là một dạng viêm da, với biểu hiện đặc trưng bên ngoài là nổi mụn nước, ngứa và nằm sâu dưới da.
Bệnh khởi phát đột ngột với biểu hiện chỉ tập trung ở lòng bàn tay, bàn chân hoặc rìa ngón tay, ngón chân. Đây là căn bệnh có tiến triển dai dẳng, gây ngứa ngáy, khó chịu, da trở nên sần sùi, bong tróc mất thẩm mỹ, khó điều trị dứt điểm khiến người bệnh vô cùng khó chịu.
2. Nguyên nhân gây bệnh nấm tổ đỉa
Đối tượng mắc bệnh đó là cả ở người lớn và trẻ em. Trong đó, đối tượng dễ mắc nhất là người có tính chất công việc thường xuyên phải tiếp xúc với hóa chất, kim loại, dầu mỡ, có tiền sử dị ứng cơ địa,…
Hiện nay, nguyên nhân gây tổ đỉa vẫn chưa được xác định một cách rõ ràng. Tuy nhiên, kết quả nhiều nghiên cứu cho thấy, nhiều nguyên nhân dẫn đến bệnh tổ đỉa thường bởi:
- Cơ địa của người bệnh dị ứng: Thường xảy ra khi người bệnh phải tiếp xúc với hóa chất như xà phòng, xăng dầu, xi măng… Trên 50% số trường hợp mắc bệnh có tiền sử mắc các bệnh dị ứng cơ địa, mề đay, da nhạy cảm, hen suyễn, viêm mũi dị ứng…
- Bùn đất bị nhiễm khuẩn, nguồn nước có chứa liên cầu khuẩn cũng có thể là tác nhân gây bệnh.
- Nhiễm nấm ở kẽ chân gây phát triển và hình thành bệnh nấm tổ đỉa.
- Ảnh hưởng của sự thay đổi thời tiết, nóng lạnh thất thường gây ảnh hưởng hoặc do ăn uống thực phẩm lạ, dễ kích ứng
- Tinh thần căng thẳng: Thường xuyên bị stress, áp lực tinh thần và thể chất, sang chấn tâm lý cũng là yếu tố gia tăng nguy cơ mắc bệnh.
- Do di truyền: So với người bình thường, nguy cơ mắc bệnh ở những người có người thân, bố, mẹ trong gia đình từng bị tổ đỉa sẽ cao hơn.
- Tác dụng phụ của thuốc: Hàng rào bảo vệ da bị ảnh hưởng do lạm dụng các loại thuốc chữa bệnh, thuốc tránh thai…
3. Triệu chứng bệnh tổ đỉa
Thông thường, những dấu hiệu bệnh tổ đỉa mà người bệnh hay mắc phải bao gồm:
- Xuất hiện mụn nước nhỏ trên da
Mụn nước có màu trắng trong, sờ thấy chắc và khó vỡ, kích thước khoảng 1mm, nằm sâu. Chúng thường tập trung thành từng chùm nổi cộm lên bề mặt da hoặc thành một bóng nước lớn. Hình dạng các mụn nước này trông giống y như những con đỉa con đang bò lổm ngổm ở dưới da.
Bệnh xuất hiện nhiều ở những vị trí lòng bàn tay và lòng bàn chân hoặc rìa bàn tay, rìa bàn chân. Bệnh thường không phát triển lên trên mé cổ tay, cổ chân.
Khi bị bệnh tổ đỉa, người bệnh sẽ có cảm giác ngứa rát, khó chịu. Sau một thời gian, các nốt mụn nước sẽ tự vỡ và để lại điểm dày sừng màu vàng đục gây tróc da. Đồng thời, gây nhiễm khuẩn, sưng tấy, nổi hạch và phát sốt.
Bệnh có đặc điểm là tiến triển, tái phát theo từng chu kỳ, phát triển trong nhiều năm.
4. Bệnh tổ đỉa có lây không?
Khi mắc bệnh tổ đỉa, những mụn nước dễ bị vỡ và gây lây lan nhanh chóng sang các vùng da khác. Tuy nhiên, bệnh sẽ không lây lan sang người khác. Do đó, bạn không cần phải quá lo lắng khi bị bệnh hoặc tiếp xúc với người bệnh.
Đây là căn bệnh có ảnh hưởng trực tiếp đến thẩm mỹ, khiến người bệnh thấy tự ti, thường cố che giấu bàn tay, bàn chân của mình.
5. Bệnh tổ đỉa và cách chữa trị bệnh hiệu quả
Để chữa trị bệnh hiệu quả, bạn có thể áp dụng nhiều cách khác nhau. Từ các mẹo dân gian truyền miệng đến thuốc Tây hiện đại, thuốc Đông y lành tính. Tuy nhiên, tùy vào mức độ phù hợp với cơ địa, tình trạng bệnh mà cách chữa tổ đỉa có phát huy hiệu quả hay không.
Nếu chúng ta không áp dụng các biện pháp chữa trị bệnh đúng, triệt để thì bệnh sẽ kéo dài dai dẳng và rất dễ tái phát.
Cụ thể các phương pháp chữa bệnh đang được áp dụng hiện nay như sau:
- Cách chữa bệnh tổ đỉa theo dân gian
Theo kinh nghiệm chữa bệnh tổ đỉa, với các triệu chứng ở mức độ nhẹ, thì bạn chỉ cần dùng các nguyên liệu tự nhiên là đã có thể kiểm soát được bệnh. Để chữa bệnh tổ đỉa, xoa dịu cơn ngứa ngoài da, bạn có thể áp dụng các bài thuốc dân gian từ thảo dược dễ tìm được truyền miệng như:
+ Chữa bệnh tổ đỉa bằng lá lốt
Lá lốt là nguyên liệu điều trị các triệu chứng của bệnh tổ đỉa, không chỉ được các thầy thuốc Đông y mà Tây y cũng đã công nhận hiệu quả
Theo Tây y, lá lốt có khả năng kháng viêm, kháng khuẩn, giúp giảm ngứa và điều trị triệu chứng viêm nhiễm gây ra do bệnh nấm tổ đỉa.
Theo Đông y, nguyên liệu này có vị cay, mùi thơm, tính ấm có tác dụng ôn trung, tán hàn, hạ khí, chỉ thống, được áp dụng để chữa bệnh hiệu quả.
Các bước điều trị bệnh bằng lá lốt được thực hiện như sau:
- Rửa sạch một nắm lá lốt rồi giã nát.
- Vắt lấy nước cốt lá lốt
- Pha với 30ml nước ấm
- Dùng nước này để uống trong ngày
+ Chữa bệnh tổ đỉa bằng lá trầu không
Không những là loại cây gia vị và vị thuốc, lá trầu không còn giúp điều trị dứt điểm bệnh nấm tổ đỉa. Trong lá trầu có chứa betel-phenol, đây là một trong những chất có tác dụng hạ khí, tiêu viêm, diệt khuẩn, sát trùng.
Bên cạnh đó, trong lá trầu không còn chứa nhiều vitamin và khoáng chất có khả năng kháng khuẩn giúp tiêu diệt nhiều virus, vi khuẩn gây hại.
Cách thực hiện:
Rửa sạch 1 nắm lá trầu không, rồi đem đun sôi với 1 lít nước. Sau đó thêm vào 1 thìa phèn chua. Ngâm vùng da bị tổ đỉa với nước này. Thực hiện 2 lần/ tuần.
+ Chữa tổ đỉa bằng lá đào
Chuẩn bị 1 nắm lá đào tươi, rửa sạch và giã nát. Sau đó, bạn dùng để đắp lên vùng da bị tổ đỉa trong 30 phút. Thực hiện 2 lần/tuần sẽ giúp cảm giác ngứa gây ra do bệnh.
+ Chữa tổ đỉa bằng muối
Cho muối vào chảo và rang nóng trong 5 phút, giã nhỏ. Dùng muối còn ấm để xoa nhẹ nhàng lên vùng da bị bệnh. Ngoài ra, bạn cũng có thể áp dụng cách pha muối với nước ấm để ngâm ngoài da. Đây là cách giúp kháng khuẩn, giảm ngứa hiệu quả.
+ Chữa hết bệnh tổ đỉa nhờ tỏi
Trong tỏi có nhiều vitamin và khoáng chất nên mang đến hiệu quả điều trị rất tốt các bệnh ngoài da, trong đó có bệnh tổ đỉa.
Các bước điều trị bệnh bằng nguyên liệu này như sau:
- Chuẩn bị: 2 củ tỏi tươi và 200ml rượu trắng
- Đập tỏi dẹp rồi ngâm với 200ml rượu.
- Sau 10 ngày, rượu đã có thể dùng được. Bạn dùng bông chấm rượu tỏi bôi lên vùng da bị tổ đỉa.
- Sau khoảng 10 phút, rửa lại bằng nước sạch.
Ngoài ra, bạn có thể áp dụng một số bài thuốc chữa bệnh chữa tổ đỉa như sau:
+ Bài thuốc dạng sắc uống: Cỏ nhọ nồi, sinh địa, ích mẫu, ké đầu ngựa, kinh giới, mỗi vị 15g; hoàng bá, tỳ giải mỗi vị 11g. Mỗi ngày sắc uống 1 thang, chia làm 3 lần.
+ Bài thuốc ngâm rửa: Phù bình, thương nhĩ, khổ sâm, thương truật, hoàng cầm, mỗi vị 12g; hương phụ 10g. Sắc lấy nước ngâm rửa. Nên áp dụng vào buổi tối trước khi ngủ.
+ Bài thuốc bôi: Thoa cao chiết từ cây mỏ quạ lên da 2 lần/ ngày.
- Chữa bệnh tổ đỉa theo Tây y
Để điều trị bệnh tổ đỉa ở tay, bệnh tổ đỉa ở chân, bạn có thể áp dụng các loại thuốc Tây được sử dụng phổ biến có thể kể đến như:
+ Thuốc trị tổ đỉa cấp
Khi mắc bệnh ở giai đoạn đầu, chủ yếu là dùng thuốc bôi ngoài da làm dịu cơn ngứa và xẹp nốt mụn nước. Các loại thuốc được sử dụng như: Dung dịch Rivanol 1%, Jarish, nước muối sinh lý, xanh methylen 1%, thuốc tím gentian 1%, castellani, milian…
Để chống viêm, bội nhiễm, bác sĩ có thể kê thêm kháng sinh đường uống chứa histamin, corticoid liều thấp.
+ Thuốc chữa tổ đỉa bán cấp
Khi bệnh đã đi đến giai đoạn xuất hiện các triệu chứng có dấu hiệu nặng hơn, thường dùng hồ Tetrapred dạng bôi lên vùng da tổ đỉa bị ngứa, mụn nước sắp vỡ .
+ Thuốc trị bệnh tổ đỉa mãn tính
Với giai đoạn bệnh nặng, mức độ bệnh nặng, tái phát dai dẳng, khó điều trị. Bệnh sẽ được điều trị bằng áp dụng nhiều số lượng, liều lượng thuốc hơn.
Vừa kết hợp kem bôi Eumovate, Dermovate, Flucinar, thuốc ức chế miễn dịch Tacrolimus, kem làm mềm da Physiogel, cetaphil… vừa bổ sung thuốc kháng Histamin, vitamin đường uống.
6. Chế độ ăn uống cho người bệnh tổ đỉa
Tuân thủ đúng chế độ dinh dưỡng sau đây sẽ giúp người bệnh cải thiện đáng kể tình trạng bệnh. Không những vậy, còn giúp bệnh nhanh chóng biến mất.
Bệnh chàm tổ đỉa kiêng ăn gì?
Người mắc bệnh chàm tổ đỉa nên kiêng 1 số thực phẩm gồm ngô, lúa mì, sữa và các thực phẩm nhiều chất bảo quản.
Nếu có tiền sử dị ứng, cứ ăn loại thức ăn đó,vào là nổi mẩn ngứa, khó chịu thì cần kiêng tuyệt đối.Tùy vào mỗi người sẽ có một danh sách các món ăn cần kiêng kỵ khác nhau.
Ví dụ bị dị ứng dọc mùng thì không nên ăn dọc mùng, dị ứng hải sản thì không được ăn hải sản,…
Nên ăn gì?
- Thực phẩm chứa nhiều kẽm: kẽm giúp sản sinh ra thêm các tế bào mới và thúc đẩy quá trình tổng hợp protein. Những thực phẩm giàu kẽm: thịt gà, lợn, bò, các loại đậu và ngũ cốc nguyên hạt.
- Vitamin A: cung cấp nhiều kháng thể lympho giúp tăng cường sức đề kháng, chống lại virus, vi khuẩn. Có nhiều trong các loại quả có màu vàng, cam như xoài, đu đủ, cà rốt…
- Vitamin B: giúp thúc đẩy quá trình tái tạo các mô đã bị tổn thương. Nên tăng thêm lượng rau xanh trong khẩu phần ăn mỗi ngày.
- Vitamin C: giúp người bệnh tổ đỉa giảm ngứa và nhanh lành các vết mụn đã bị vỡ ra. Có nhiều trong cam, quýt, bưởi…
Ngoài ra, người bệnh cũng cần lưu ý không được tiếp xúc trực tiếp với các chất tẩy rửa khi lau dọn nhà cửa để tình trạng bệnh không diễn biến xấu đi.
Bệnh tổ đỉa tuy không gây nhiều ảnh hưởng đến sức khỏe nhưng lại ảnh hưởng đến tâm lý cũng như sinh hoạt hành ngày của người bệnh. Trên đây là chi tiết thông tin xung quanh bệnh tổ đỉa. Hi vọng sẽ giúp bạn có thể phòng và điều trị bệnh tốt, ngăn ngừa tình trạng viêm nhiễm và tái phát bệnh.