Nguyên nhân, dấu hiệu và cách điều trị hiệu quả bệnh bướu cổ

Sống khỏe 27/07/2019 10:53

Đa số bệnh bướu cổ thường lành tính và không cần phải phẫu thuật, không gây nhiều ảnh hưởng đến cơ thể hoặc thẩm mỹ của người bệnh. Tuy nhiên, với tình trạng bướu lớn sẽ có thể dẫn đến khó thở, khó nuốt, ho và khàn tiếng. Thậm chí, một số trường hợp phải phẫu thuật và trở thành mối lo ngại của người bệnh.

1. Bệnh bướu cổ là gì?

Bướu cổ hay còn gọi là bướu giáp. Đây là một bệnh lý phổ biến để chỉ bướu xuất phát từ tuyến giáp. Biểu hiện bệnh bướu cổ điển hình đó là có khối lồi lên ở vùng cổ do sự tăng lên về kích thước của tuyến giáp.

Tuyến giáp là tuyến nội tiết nằm ở phần dưới trước cổ, dưới lớp da và cơ, tựa trên khí quản (đường thở). Có thể nhận biết hình dạng bên ngoài của tuyến giáp đó là giống như con bướm. Sẽ rất khó để nhận biết khi tuyến giáp có kích thước bình thường hoặc to nhẹ. Khi mắc bệnh, ở cổ và các bộ phận khác sẽ xuất hiện một số thay đổi bất thường.

Bệnh bướu cổ gồm có những loại như hình giáp lan tỏa hay có hạt, viêm giáp, bướu lành, ung thư. Đây là những bướu không gây thay đổi chức năng của tuyến giáp. 

Có 3 nhóm chính đó là: bướu cổ lành tính, ung thư và rối loạn chức năng nội tiết tuyến giáp. Trong đó, có đến 80% trường hợp mắc bệnh bướu cổ lành tính. 

benh buou co anh 1
Bệnh bướu cổ là một bệnh lý phổ biến để chỉ bướu xuất phát từ tuyến giáp

Bướu cổ lành tính là các trường hợp tuyến giáp tăng lên về kích thước mà không gây ảnh hưởng đến chức năng của tuyến giáp. Do đó các trường hợp bướu cổ lành tính hầu như không phải can thiệp phẫu thuật. Tuy nhiên khi bướu quá lớn gây nuốt vướng nuốt khó, khó thở và lồi ra phía trước gây mất thẩm mỹ thì có thể phẫu thuật cắt bướu.

2. Nguyên nhân gây bướu cổ 

Có 3 nguyên nhân chính dẫn đến bệnh bướu cổ đó là:

- Thiếu i-ốt: không cung cấp đủ nhu cầu i-ốt của cơ thể tăng cao.

- Do dùng thuốc và đồ ăn:  Các loại thuốc chứa muối lithi được sử dụng trong chuyên khoa tâm thần, thuốc thấp khớp,  thuốc điều trị hen,… Những thực phẩm như măng, rau cải, nguồn nước có độ cứng cao sẽ gây nhiều ảnh hưởng đến khả năng tổng hợp hooc-môn tuyến giáp của cơ thể và gây bướu cổ.

- Tuyến giáp bị rối loạn hoạt động do di truyền.

Nguyên nhân, dấu hiệu và cách điều trị hiệu quả bệnh bướu cổ - Ảnh 2
Nguyên nhân gây bướu cổ 

3. Triệu chứng bệnh bướu cổ

Mỗi loại bướu khác nhau sẽ có một triệu chứng không giống nhau. Có thể đó là dấu hiệu  tại chỗ hoặc kèm theo biểu hiện toàn thân. 

Những dấu hiệu toàn thân bao gồm:

- Thường xuyên thấy hồi hộp, hay đổ mồ hôi, đánh trống ngực, gầy sút cân.

- Căng thẳng, mệt mỏi, suy giảm trí nhớ, cơ thể thường bị lạnh, da khô

- Lồi mắt

- Giọng nói thay đổi, thường sẽ bị khàn giọng.

Với tình trạng bướu lớn, các thành phần gần tuyến giáp như khí quản, thực quản, các dây thần kinh sẽ có các biểu hiện như:

- Cổ họng có cảm giác như bị vướng hoặc đau rát.

- Khó nuốt đồ ăn, thức uống và có cảm giác đau.

- Khó thở, thường gặp ở tư thế nằm.

- Thường bị nghẹn và ho.

- Thở dốc một cách mệt mỏi 

benh buou co anh 2
Triệu chứng bệnh bướu cổ có thể là dấu hiệu tại chỗ hoặc kèm theo biểu hiện toàn thân

4. Những đối tượng dễ mắc bệnh bướu cổ

- Các đối tượng không dùng thực phẩm nhiều i ốt thường xuyên. Trong đó khu vực miền núi có khả năng dễ mắc bệnh hơn.

- Những người có nhu cầu  hormone tuyến giáp cao như: phụ nữ có thai hoặc đang cho con bú, trẻ em đang độ tuổi dậy thì, …

- Những người bị mắc bệnh mãn tính như tiêu chảy kéo dài, suy thận mạn, viêm đại tràng,... gây cản trở hấp thu và đào thải iod.

- Người đã từng mắc những bệnh lý về tuyến giáp như: nhiễm trùng, u tuyến giáp, rối loạn tuyến giáp tự miễn.

- Người có người thân từng bị bướu cổ hoặc có các bệnh lý về tuyến giáp.

- Sau điều trị các bệnh lý tâm thần.

5. Cách phòng ngừa bệnh bướu cổ

Áp dụng đúng phương pháp phòng bệnh sẽ giúp bạn có thể hạn chế mắc phải bệnh bướu cổ lành tính. Đồng thời, kịp phát hiện sớm các loại bướu cổ khác để nâng cao kết quả điều trị. 

Có thể kể đến các phương pháp như:

- Trong thực đơn ăn uống hàng ngày, cần đảm bảo cung cấp đầy đủ iốt cho cơ thể. Một số thức ăn giàu iốt có thể kể đến như:  cá biển, mắm tôm, nước mắm. 

- Cách đơn giản nhất để làm giảm nguy cơ thiếu i ốt đó là dùng muối i ốt trong chế biến thức ăn hàng ngày.

- Cần khám định kỳ để sớm phát hiện bệnh, nhất là với những người dễ mắc các bệnh lý tuyến giáp, sau điều trị các bệnh lý tâm thần, mắc các bệnh tiêu hóa và bệnh thận mãn tính.

 6. Các biện pháp chẩn đoán bệnh bướu cổ

benh buou co anh 3
Cần kịp thời đi khám bệnh khi thấy cổ to ra hoặc có những dấu hiệu mắc bệnh khả nghi

Các xét nghiệm trong chẩn đoán bướu cổ:

Xét nghiệm máu: giúp nhận biết được  sự thay đổi hooc-môn tuyến giáp trong cơ thể. 

Siêu âm tuyến giáp:  cấu trúc của tuyến giáp được xác định về hình dạng và cấu trúc.

Xét nghiệm giải phẫu bệnh: xác định bướu lành tính hay ung thư.

Xạ hình tuyến giáp: là một xét nghiệm mới, hiện đại giúp phát hiện ung thư tuyến giáp ở giai đoạn sớm, được áp dụng đạt được hiệu quả cao.

Ngoài ra, chọc hút kim nhỏ (FNA) cũng là cách hiệu quả để xác định bướu lành hay bướu ác có độ chính xác cao. Cách tiến hành phương pháp này đó là dùng kim nhỏ như kim chích thuốc, chích vào bướu, lấy tế bào và quan sát dưới kính hiển vi. Một số trường hợp cần tiến hành kỹ thuật “cắt lạnh” trong lúc mổ để xác định chính xác tình trạng bệnh hơn. 

7. Cách điều trị bướu cổ

Cách khắc phục bệnh bướu cổ như thế nào? Tùy thuộc vào phân loại và mức độ bệnh sẽ có cách điều trị phù hợp. 3 cách điều trị bướu cổ thường được áp dụng đó là: điều trị nội khoa bằng thuốc uống, xạ trị và phẫu thuật.

Cụ thể như sau:

- Điều trị nội khoa

Sử dụng thuốc uống nhằm cung cấp lượng hormone tuyến giáp về mức độ bình thường và điều trị nhiễm trùng. Khi thực hiện cách điều trị này, bạn cần đảm bảo tuân thủ, đúng chỉ định đều đặn hàng ngày và  kiểm tra định lượng hormone qua các lần kiểm tra định kì.

- Phương pháp xạ trị

Đây là phương pháp sử dụng iod phóng xạ  để giảm kích thước của tuyến giáp. Tùy trường hợp mà sẽ phẫu thuật để cắt bỏ một phần hay toàn bộ tuyến giáp.

- Phẫu thuật

Áp dụng các phương pháp cắt thùy, cắt giáp gần trọn, cắt giáp toàn phần, cắt eo giáp. Hoặc có thể chọc hút bằng kim để rút nước đối với trường hợp bướu chứa nước (gọi là nang giáp).

- Theo dõi

Với tình trạng bướu lành, nhỏ, không gây khó chịu, người bệnh sẽ được theo dõi bằng cách tái khám định kỳ mỗi 1-2 năm một lần. Nếu có thay đổi vùng cổ hoặc bất thường trong cơ thể thì cần đi khám ngay. 

Bướu cổ có ảnh hưởng đến sinh sản không?

Bướu cổ là căn bệnh không gây vô sinh ở phụ nữ. Mặc dù vậy, nhiều trường hợp phụ nữ bị bướu cổ mà có cường giáp hoặc suy giáp có rối loạn kinh nguyệt thì khả năng có thai sẽ ít nhiều bị ảnh hưởng. Với những bà bầu mắc bệnh bướu cổ kèm theo tình trạng cường giáp thì nguy cơ sẩy thai sẽ cao hơn. Có thể bị tử vong cả mẹ lẫn con. Hoặc khi sinh ra, trẻ rất dễ bị thiểu năng giáp, chậm phát triển, trí tuệ đần độn. Nếu kịp thời điều trị bệnh dứt điểm thì vẫn có thể có con bình thường. 

8. Chế độ ăn uống khi bị bướu cổ

Nguyên nhân gây nên bệnh bướu cổ chủ yếu là do chế độ dinh dưỡng thiếu hay thừa quá nhiều i ốt. Cơ thể thường bị tăng sinh dạng phản ứng bù đắp tại tổ chức tuyến giáp trạng. Vậy bệnh bướu cổ nên ăn gì và bệnh bướu cổ kiêng ăn gì?

Kiêng ăn gì?

- Nên kiêng một số loại thức ăn như củ sắn (còn gọi là khoai mì) hay rau họ cải, hạt kê, đậu nành. Trong những thực phẩm này có tồn tại những tác nhân gây bệnh bướu cổ như:  isothiocyanates, thiocyanates, oxazolidine thiones… Khi thu nạp quá nhiều, cơ thể sẽ dễ bị cản trở hấp thu của iod đồng thời gây ức chế hoạt động tuyến giáp.

Tránh những lọai rau họ cải như cải ngọt, súp lơ, củ cải, bắp cải, cải cúc… Lí do bởi chúng có chứa rất nhiều hợp chất lưu huỳnh gây ngăn chặn sự hấp thu iod của tuyến giáp. 

benh buou co anh 4
Nên kiêng dùng các loại rau họ cải

- Không nên dùng đậu nành hoặc các sản phẩm được làm từ đậu nành. Chúng có chứa Isoflavone gây ảnh hưởng không tốt cho những bệnh nhân bị bướu cổ. 

- Ăn nhiều rong biển cũng không hề tốt cho những bệnh nhân bướu cổ. Lý do bởi đây là thực phẩm sẽ khiến cho tuyến giáp làm việc quá tải dẫn đến bệnh bướu cổ.

Nên bổ sung những thực phẩm nào?

Để giảm thiểu các triệu chứng và điều trị bệnh hiệu quả, cần cung cấp lượng iốt vừa đủ cho cơ thể. Những thực phẩm dưới đây sẽ rất tốt cho người bệnh:

- Hải sản

Một số loại hải sản như tôm, ngao, cua, hến…có thể chế biến thành các món ăn giàu dinh dưỡng hàng ngày, rất an toàn, tốt cho sức khỏe người bệnh.

benh buou co anh 6
Người bị bướu cổ nên bổ sung nhiều hải sản

- Cá biển

Bổ sung vitamin A giúp tổng hợp những hormone ở tuyến giáp hoạt động hiệu quả. Những bệnh nhân bị bướu cổ cần cung cấp Vitamin A từ cá để giúp hạn chế các tác nhân gây bệnh. Cá hồi, cá ngừ và cá thu… là những loại cá giàu vitamin A hơn so với các loại cá nước ngọt khác.

- Một số loại rau củ quả

Một số loại rau củ quả như bí đỏ, cà rốt, rau diếp, cà chua…  là nguồn cung cấp Vitamin A có lợi cho sức khỏe của người bệnh bướu cổ. Đồng thời, nhóm rau củ quả  chứa giàu chất xơ và ít béo rất có lợi cho sức khỏe.

- Sữa chua và pho mát

Sữa chua và pho mát là những thực phẩm có chứa rất nhiều Vitamin, I ốt và canxi. Nó rất tốt cho hệ tiêu hóa, giúp người bệnh ăn uống ngon miệng hơn, tăng sức đề kháng chống lại bệnh.

Lưu ý: nên nấu chín thức ăn trước khi dùng để bớt nguy cơ gây bệnh. 

Trên đây là những thông tin tổng quan về bệnh bướu cổ. Hi vọng những thông tin này sẽ giúp ích cho người bệnh và giúp người bệnh có cách phòng tránh bệnh tốt nhất. 

Bác sĩ ung bướu tiết lộ 6 thủ phạm gây ung thư ác tính, dù là ai cũng cần đọc kỹ để tự cứu mình

Có nhiều yếu tố nguy cơ gây ung thư nếu tiếp xúc thường xuyên, chỉ cần ngăn ngừa các yếu tố này thì chúng ta sẽ không còn lo ngại về ung thư nữa.

TIN MỚI NHẤT