Khô cá các loại cũng là một nguồn cung cấp đạm cho cơ thể. Tuy nhiên, trong món ăn này thường có hàm lượng muối cao, không tốt cho những người có bệnh thận mạn, tăng huyết áp hay suy tim...
- 3 bộ phận của cơ thể có biểu hiện "vàng vọt", đừng coi thường vì đây có thể là biểu hiện của ung thư gan
- 8 đối tượng phải nhập viện ngay khi mắc sốt xuất huyết
Theo thông tin từ báo Pháp luật TP.HCM, BS Đinh Trần Ngọc Mai, khoa Dinh dưỡng - Tiết chế BV ĐH Y Dược TP.HCM, cho biết BV tiếp nhận không ít trường hợp phát sinh thêm bệnh lý cao huyết áp, suy thận do thường xuyên ăn khô các loại để “hãm” khối u trong người.
Ngoài ăn khô cá các loại để “hãm” khối u, còn có thông tin cho rằng khi cơ thể có khối u thì người bệnh nên kiêng ăn các loại thực phẩm như thịt, cá, trứng, sữa… để khối u không có dinh dưỡng phát triển, tự mất đi. Đây là thông tin sai hoàn toàn, vì khối u có cơ chế tự dưỡng cho dù không có thức ăn đưa vào.
Người có khối u vẫn phải ăn uống đầy đủ chất để có sức khỏe, tăng cường miễn dịch, đáp ứng tốt các phương pháp điều trị. Việc kiêng khem, ăn uống thiếu chất sẽ dễ dẫn đến cơ thể thiếu dinh dưỡng, nặng hơn nữa là suy kiệt, không đủ sức khỏe để theo đuổi các phương pháp điều trị.
Cũng theo BS Mai, người mang khối u trong cơ thể vẫn có thể ăn các loại khô cá nhưng với lượng vừa phải và không nên ăn thường xuyên. Cạnh đó, cần cung cấp đầy đủ dinh dưỡng cho cơ thể với nguồn đạm từ thịt, cá tươi, trứng, sữa và các loại đậu, hạt. Ngoài ra, cũng cần đa dạng bữa ăn với các loại rau xanh, trái cây để đảm bảo nhu cầu vitamin cho cơ thể.
TS-BS Lê Bá Thảo, Trưởng khoa Tổng hợp BV Nhân dân Gia Định, TP.HCM, cũng khẳng định chưa có bằng chứng khoa học nào cho thấy ăn khô cá sẽ làm khối u trong cơ thể không phát triển thêm.
Khô cá các loại cũng là một nguồn cung cấp đạm cho cơ thể. Tuy nhiên, trong món ăn này thường có hàm lượng muối cao, không tốt cho những người có bệnh thận mạn, tăng huyết áp hay suy tim...
Theo thông tin từ báo Vietnamnet, khuyến cáo về lượng muối ăn mỗi ngày nên dưới 5g nhằm hạn chế nguy cơ ung thư dạ dày cũng như các bệnh khác có liên quan đến muối. Bạn cũng lưu ý rằng lượng này đã bao gồm muối có trong thực phẩm, chứ không chỉ là muối được sử dụng trong nêm nếm, làm gia vị cho món ăn.
Mỗi cá nhân có thể giảm lượng muối trong chế độ ăn tại nhà bằng cách không thêm muối khi sơ chế thực phẩm, không để sẵn muối trên bàn, giảm các loại đồ ăn nhiều muối.