Thứ "chất độc" giết chết 500.000 người mỗi năm mà WHO kêu gọi tránh xa: Thường có mặt trong 2 nhóm thực phẩm quen thuộc

Sống khỏe 27/11/2020 07:00

Hóa ra những món ăn ngon miệng này lại có chứa một chất chính là thủ phạm gây bệnh cho cả gia đình bạn.

Thực phẩm là nguồn sống của cơ thể nhưng ngược lại, có những món ăn tai hại lại biến nó trở thành rủi ro gây bệnh cho chúng ta. Vào ngày 14/5/2018, Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) đã đưa ra khuyến cáo về một chất vô cùng nguy hiểm, gây tử vong cho hơn 500.000 người mỗi năm đó chính là chất béo chuyển hóa (trans fat) - hay còn được gọi với biệt danh "chất béo quỷ". Theo đó, WHO khuyến khích thay thế chất béo chuyển hóa bằng các loại chất béo và dầu có lợi cho sức khỏe hơn.

Theo định nghĩa của WHO, chất béo chuyển hóa là các axit béo không bão hòa, được tìm thấy trong các loại thực phẩm chúng ta ăn. Chất béo chuyển hóa thường được sử dụng trong thực phẩm chế biến sẵn và sản phẩm nướng thương mại vì chúng có giá rẻ.

Thứ 'chất độc' giết chết 500.000 người mỗi năm mà WHO kêu gọi tránh xa: Thường có mặt trong 2 nhóm thực phẩm quen thuộc - Ảnh 1

Chất béo chuyển hóa thường được sử dụng trong thực phẩm chế biến sẵn và sản phẩm nướng thương mại

Nghiên cứu khoa học đã cho cho thấy rằng, chất béo chuyển hóa có khả năng làm tăng nồng độ cholesterol xấu và giảm nồng độ của cholesterol tốt trong cơ thể. Chất béo chuyển hóa làm tăng nguy cơ phát bệnh tim mạch, đột quỵ.

WHO khuyến cáo rằng lượng chất béo chuyển hóa nên được giới hạn dưới 1% tổng năng lượng ăn vào, nghĩa là dưới 2,2g/ngày với chế độ ăn 2.000 calo. Nếu vượt quá, có thể khiến một người tăng nguy cơ tử vong do mắc bệnh về mạch máu tim mạch và mạch máu não. Trên thực tế, chất béo chuyển hóa là nguyên nhân gây ra khoảng 500.000 ca tử vong sớm do bệnh tim mạch vành mỗi năm trên khắp thế giới.

2 nhóm thực phẩm chứa chất béo chuyển hóa mà bạn thường ăn

1. Dầu thực vật hydro hóa

Theo WHO, dầu hydro hóa một phần (PHO) là nguyên liệu thường dùng trong ngành công nghiệp thực phẩm. PHO được tạo ra bởi quá trình hydro hóa công nghiệp.

Theo trang CNA, PHO được sử dụng nhiều nhờ khả năng cải thiện hương vị, kết cấu của sản phẩm. Những loại dầu này có thể chịu được nhiệt độ cao lặp đi lặp lại mà không thay đổi, nên rất lý tưởng cho các món chiên kỹ hoặc thức ăn nhanh.

Dù không chứa PHO, bơ động vật cũng là nguyên liệu có nhiều chất béo bão hòa.

2. Thức ăn nhanh

Theo Healthline, thức ăn nhanh chẳng hạn như gà rán, cá chiên giòn, bánh mì kẹp thịt, khoai tây chiên và mì xào, đều có thể chứa hàm lượng chất béo chuyển hóa cao. Lý do đến từ việc các nhà hàng hoặc chuỗi cửa hàng thường chiên thực phẩm trong PHO, khiến chất béo chuyển hóa từ dầu ngấm vào thực phẩm.

Hơn nữa, nhiệt độ chiên lớn cũng khiến cho hàm lượng chất béo chuyển hóa trong dầu tăng lên. Và hàm lượng chất béo này sẽ càng tăng sau mỗi lần chúng ta tái sử dụng chúng.

Ngoài ra, đồ chiên rán còn được chứng minh có thể gây béo phì, ung thư. Vì vậy tốt nhất là nên hạn chế loại thực phẩm này trong mâm cơm gia đình. 

Thứ 'chất độc' giết chết 500.000 người mỗi năm mà WHO kêu gọi tránh xa: Thường có mặt trong 2 nhóm thực phẩm quen thuộc - Ảnh 2

Để tránh tiêu thụ chất béo chuyển hóa, nên hạn chế ăn các loại thực phẩm này, thay vào đó hãy ăn nhiều thức ăn thiên nhiên như rau quả, trái cây, ngũ cốc...

5 điều cần làm để bảo vệ cơ thể khỏi bệnh tim mạch

Các nghiên cứu của WHO cũng cho thấy, 80% các bệnh tim mạch và mạch máu não có thể được ngăn chặn kịp thời. Nếu muốn phòng ngừa hiệu quả cần nhớ 5 điều:

- Thực hiện chế độ ăn uống lành mạnh

Một chế độ ăn uống lành mạnh nghĩa là không chỉ cần giảm lượng muối, chất béo tổng... mà còn phải bổ sung đầy đủ rau và trái cây. WHO khuyến cáo mọi người nên tiêu thụ khoảng 400g rau xanh, trái cây mỗi ngày.

Ngoài ra, cần bổ sung nước kịp thời, bổ sung đủ nước có lợi cho việc pha loãng máu và ngăn ngừa các bệnh tim mạch và mạch máu não.

- Tập thể dục đều đặn

Các nghiên cứu đã chỉ ra rằng tập thể dục thường xuyên có thể làm giảm khả năng mắc các bệnh tim mạch và mạch máu não. Bạn nên tập thể dục nửa tiếng mỗi ngày và ít nhất 5 ngày một tuần.

- Giảm căng thẳng

Khi mất bình tĩnh, huyết áp sẽ tăng nhanh, vì vậy người mắc các bệnh tim mạch, mạch máu não tốt nhất không nên tức giận và cố gắng giữ tâm trạng vui vẻ.

- Tránh xa thuốc lá

Thuốc lá không chỉ gây hại cho phổi mà chất nicotin trong thuốc lá còn có thể đẩy nhanh quá trình lão hóa mạch máu và gây ra nhiều loại bệnh tim mạch và mạch máu não, do đó, để ngăn ngừa các bệnh tim mạch và mạch máu não, cần phải bỏ thuốc lá.

- Giảm uống rượu

Rượu bia làm co mạch máu và từ đó gây ra nhiều bệnh tim mạch và mạch máu não. Đối với chúng ta, để phòng tránh các bệnh về tim mạch và mạch máu não, việc kiêng bia rượu là điều làm bắt buộc.

4 thực phẩm giúp đường ruột sạch bong, cặn bẩn cứng đầu đến mấy cũng bị đánh bật

Sử dụng các thực phẩm này đúng cách sẽ giúp làm sạch ruột hiệu quả.

TIN MỚI NHẤT