Tắm khiến cơ thể được thoải mái và thư giãn. Nhưng không phải bất cứ lúc nào tắm cũng tốt cho sức khỏe. Vậy đâu là thời điểm tắm tốt cho sức khỏe?
- Muốn nhận biết dấu hiệu ung thư, hãy kiểm tra dấu hiệu tại 3 thời điểm trong ngày
- 13 triệu chứng 'nói ra thì ngại' nhưng báo hiệu sức khỏe của bạn đang gặp nguy hiểm
Trong những ngày nắng nóng, nhiều người thường có thói quen tắm liên tục hoặc ngâm mình trong một khoảng thời gian dài, kể cả sau khi vừa ăn no bởi nhiều người cho rằng việc tắm sau khi ăn sẽ giúp tối ưu quá trình tiêu hóa lượng thức ăn vừa dung nạp vào cơ thể, đồng thời sẽ giúp dễ ngủ hơn.
Tuy nhiên, theo các chuyên gia thói quen tắm sau khi ăn lại gây ra nhiều vấn đề nghiêm trọng cho sức khỏe và để lại nhiều hệ lụy khó lường. Thực chất điều này có đúng không?
Ảnh minh họa.
Tắm sau khi ăn có tốt không?
Theo TS. Peyton Berookim, bác sĩ chuyên khoa tiêu hóa tại Viện Tiêu hóa Nam California, trong lúc ăn, nhiệt độ cơ thể sẽ tăng nhẹ khi máu di chuyển đến các cơ quan tiêu hóa. Điều này giúp cơ thể tiêu hóa thức ăn đúng cách, mang lại sự thoải mái và dễ chịu sau bữa ăn.
Tuy nhiên, nếu tắm nước ấm hoặc tắm vòi hoa sen ngay sau bữa ăn, nhiệt độ của nước nóng sẽ làm tăng nhiệt độ cơ thể lên và chuyển máu ra khỏi các cơ quan tiêu hóa để tập trung về phía da.
Theo bác sĩ tiêu hóa Elena Ivanina (Mỹ), tắm nước ấm sau khi ăn về mặt lý thuyết sẽ định tuyến lại máu ra khỏi dạ dày, do đó ảnh hưởng đến quá trình tiêu hóa và có thể gây ra các triệu chứng như chuột rút khi dạ dày không nhận được lưu lượng máu cần thiết.
Nên tắm như thế nào và vào thời điểm nào?
Nước nóng có thể gây rối loạn tiêu hóa, nhưng tắm nước lạnh sẽ làm giảm nhiệt độ cơ thể và không làm máu chuyển hướng khỏi các cơ quan tiêu hóa. Tắm nước lạnh có thể khởi động quá trình trao đổi chất và thậm chí có thể giúp cơ thể đốt cháy nhiều chất béo hơn từ bữa ăn vừa ăn.
Tuy nhiên, bác sĩ Ivanina khuyên mọi người nên tắm nước ở nhiệt độ phòng nếu phải tắm sau khi ăn.
“Tắm nước lạnh làm rung chuyển hệ thống và thu hẹp các tĩnh mạch trên da, trong khi tắm nước nóng sẽ mở các tĩnh mạch đi lên da. Nhiệt độ thường sẽ ít ảnh hưởng hơn đến việc định tuyến lại dòng chảy của máu”, bà Ivanina cho biết.
Ảnh minh họa.
Từ đó, TS. Berookim nhận định để sức khỏe không bị ảnh hưởng nên để cơ thể nghỉ ngơi trước khi đi tắm. Mọi người nên đợi ít nhất 20 đến 30 phút, thậm chí đến 1 giờ sau khi ăn rồi mới tắm để hệ tiêu hóa có thời gian hoạt động.
Trong khi đó, bác sĩ Ivanina khuyến nghị tốt nhất chỉ nên tắm trước khi ăn. Tuy nhiên, trong trường hợp phải tắm sau khi ăn, thì đợi khoảng 1 giờ là đủ để dạ dày nhận được tất cả lượng máu cần thiết cho quá trình tiêu hóa.
Ngoài ra, 2 vị chuyên gia này khuyên các gia đình nên khởi đầu ngày mới bằng cách uống một cốc nước ở nhiệt độ phòng, tập thể dục, tắm vòi sen và sau đó ăn sáng bổ dưỡng. Thói quen này cũng nên được áp dụng vào buổi tối để tránh gây hại cho tiêu hóa.
Những điều tránh làm ngay sau khi ăn no
Ăn trái cây
Đây là lỗi sai phổ biến vì nhiều người thường có thói quen dùng trái cây làm món tráng miệng. Tuy nhiên, nên ăn trái cây trước bữa ăn vì đây là thời điểm trái cây dễ tiêu hóa nhất. Theo các chuyên gia, các gia đình nên ăn trái cây 1 giờ trước bữa ăn hoặc 2 giờ sau bữa ăn.
Uống trà sau bữa ăn
Trà xanh là thức uống hỗ trợ tiêu hóa, tuy nhiên, uống trà xanh trong và ngay sau bữa ăn lại ức chế quá trình hấp thụ các chất dinh dưỡng trong thực phẩm. Về lâu dài, thói quen này có thể khiến bạn thiếu một số chất dinh dưỡng cần thiết như sắt. Do đó, chỉ nên uống trà sau khi ăn khoảng 1-2 tiếng.
Ảnh minh họa.
Tập thể dục
Sau khi ăn, máu sẽ dồn đến dạ dày và đường tiêu hóa để bắt đầu quá trình tiêu hóa thức ăn để hấp thụ chất dinh dưỡng. Tuy nhiên, khi tập thể dục, có sự thay đổi lưu lượng máu từ dạ dày, đường tiêu hóa đến các cơ bắp đang hoạt động để cung cấp cho chúng oxy và chất dinh dưỡng cần thiết để thực hiện các hoạt động thể chất khi tập thể dục. Điều này có thể gây ra một số vấn đề về đường tiêu hóa như đầy hơi, buồn nôn, đau thắt bụng, trào ngược, nôn mửa, tiêu chảy,...
Ngoài ra, cũng cần tránh các động tác nghiêng người về phía trước. Điều này có thể gây trào ngược axit trong dạ dày.
Ngủ
Nhiều người có xu hướng hễ ăn xong là buồn ngủ và chỉ muốn ngủ ngay. Tuy nhiên, thói quen này gây hại lớn cho cơ thể. Không chỉ tích tụ mỡ, việc đi ngủ ngay sau khi ăn còn có nhiều tác hại. Khi đó, cơ thể buộc phải làm việc nhiều để tiêu hóa thức ăn xuống dạ dày nên dễ gây ra vấn đề về tiêu hóa và thậm chí tăng nguy cơ đột quỵ.