Nếu ngồi một chỗ quá lâu, không đứng dậy đi lại thường xuyên, dân văn phòng có thể gặp phải "hội chứng mông chết", khi cơ mông rơi vào trạng thái tê liệt.
- 13 triệu chứng 'nói ra thì ngại' nhưng báo hiệu sức khỏe của bạn đang gặp nguy hiểm
- Hơn 86.000 ca mắc tay chân miệng, 21 người tử vong: Dấu hiệu biến chứng nguy hiểm
Thời gian gần đây, câu chuyện một cô gái 26 tuổi ở Chiết Giang Trung Quốc mắc hội chứng mông chết đang gây chú ý trên khắp các mạng xã hội nước này.
Theo đó, Tiểu Đới, 26 tuổi đang là một nhân viên văn phòng. Cách đây một thời gian, cô đột nhiên phát hiện mình có cảm giác khó chịu không thể giải thích được ở phần thắt lưng, chỉ cần ngồi lâu sẽ cảm thấy đau đớn không chịu nổi. Ban đầu, cô không quá bận tâm đến vấn đề này và cho rằng đó chỉ là do làm việc nhiều giờ và thiếu vận động.
Ảnh minh họa.
Tuy nhiên, cơn đau nhức trở nên trầm trọng hơn trong tháng tiếp theo, đầu gối của cô cũng bắt đầu bị đau sau khi chạy. Do đó cô quyết định tìm đến bệnh viện để được giúp đỡ. Bác sĩ hỏi về tình trạng của cô gái và được biết cô làm việc hơn 10 tiếng mỗi ngày và dành nhiều thời gian ngồi trên ghế hơn là ngủ. Theo Ye Lingchao, Phó trưởng Khoa Y học Thể thao Chỉnh hình của Bệnh viện Enze thuộc Trung tâm Y tế Taizhou Enze (Trung Quốc), tình trạng này là một hội chứng mông chết điển hình.
"Hội chứng mông chết” là gì?
"Hội chứng mông chết” hay còn được biết đến là bệnh viêm gân cơ mông. Khi một người ngồi lâu, các cơ vùng mông thường ở trạng thái tê liệt không hoạt động. Theo thời gian, các cơ này sẽ "quên” đi chức năng cơ bản của mình là hỗ trợ xương chậu và giữ cho cơ thể ở đúng vị trí, dẫn đến giãn cơ, suy yếu chức năng, thậm chí gây đau vùng lưng dưới và khớp gối.
Triệu chứng của hội chứng mông chết
Triệu chứng thường gặp nhất là sau khi ngồi một thời gian, các cơ ở mông bị tê hoặc hơi đau và ổn định trở lại sau khi đi bộ hoặc co duỗi cơ.
Triệu chứng nghiêm trọng hơn là đau và căng cứng ở nhiều vị trí. Khu vực đau có thể ở cả hai bên hông, lưng dưới, đầu gối. Các cơn đau có thể lan xuống chân, cảm giác như đau thần kinh tọa.
Ảnh minh họa.
Nếu hội chứng mông chết không được điều trị, người bệnh có thể rơi vào tình trạng yếu cơ mông và cơ hông. Nếu một bên bị ảnh hưởng, cảm giác đau sẽ xuất hiện khi nằm nghiêng về bên đó. Hội chứng này cũng kích hoạt các vấn đề về tư thế cân bằng cũng như dáng đi, từ đó có thể gây đau ở phần cẳng chân.
Một triệu chứng khác là khi bước hoặc chạy, áp lực dồn lên đầu gối, mắt cá, bàn chân, và tình trạng đau nhức xuất hiện ở những vị trí xa mông.
Nguyên nhân gây hội chứng mông chết
Ít vận động, ngồi hoặc nằm quá nhiều là nguyên nhân hàng đầu dẫn đến hội chứng mông chết. Khi ngồi tại một vị trí liên tục trong nhiều giờ, các cơ vùng hông hoạt động nhiều bằng cách co lại để duy trì tư thế ngồi. Trong khi đó, nhóm các cơ mông hay cơ mông lớn sẽ được nghỉ ngơi, không hoạt động. Lâu dần sẽ làm chúng ngày càng yếu đi, thậm chí có thể mất chức năng.
Không chỉ những người ít vận động mắc hội chứng này, những vận động viên chạy marathon hay những người thường xuyên tập luyện cơ đùi như squat cũng có nguy cơ cao do sự mất cân bằng hoạt động hai nhóm cơ ở hai bên khớp, khi cơ này hoạt động quá nhiều thì bên còn lại sẽ thư giãn.
Ảnh minh họa.
Phòng ngừa hội chứng mông chết
Để ngăn ngừa hội chứng mông chết, biện pháp đơn giản nhất là hạn chế ngồi quá lâu, thay vào đó đi lại thường xuyên hơn. Để không bị trì trệ và quên việc vận động, mỗi người có thể cài đặt nhắc nhở trên điện thoại và máy tính để lưu ý vận động sau mỗi giờ ngồi làm việc, học tập. Vận động cơ thể sẽ giúp lưu thông máu và giúp các cơ vận động.
Ngoài ra, động tác lên xuống cầu thang rất tốt trong việc ngăn ngừa hội chứng này, không chỉ kích hoạt các cơ và gân bị ảnh hưởng mà còn là kiểu tập luyện kháng lực, giúp nâng cao sức khỏe tim mạch.