Tác dụng của loại "thực vật" này sẽ khiến bạn phải trầm trồ: Từ nấu ăn cho tới phòng chống một số bệnh phổ biến đều 'đỉnh'

Sống khỏe 15/04/2022 14:41

Ngải cứu vừa là vị thuốc bổ gia truyền, vừa là thực phẩm thơm ngon.

Ngải cứu là loại rau của tháng tư. Nó là một loại nguyên liệu mang tính nhiệt giúp làm dịu cơ thể mệt mỏi, kiệt quệ vì cái lạnh trong suốt mùa đông giá rét. Ngải cứu không chỉ có vị ngon mà còn có những tác dụng không ngờ đối với sức khỏe. Hãy cùng tìm hiểu về tác dụng của ngải cứu từ các số liệu của Viện Khoa học Nông nghiệp Quốc gia Hàn Quốc.

Cơm ngải cứu thơm ngon, canh ngải cứu, mì tươi ngải cứu, canh đậu tương nấu với ngải cứu, v.v.

Tác dụng của loại 'thực vật' này sẽ khiến bạn phải trầm trồ: Từ nấu ăn cho tới phòng chống một số bệnh phổ biến đều 'đỉnh' - Ảnh 1
Ảnh minh họa

Ngải cứu là một loại cây lâu năm thuộc chi Ngải cứu trong họ Cúc. Nó được phân phối rộng rãi không chỉ ở Châu Á như Hàn Quốc, Trung Quốc và Nhật Bản, mà còn ở Châu Âu. Ngải cứu thường được sử dụng trong chế biến thực phẩm và làm thuốc. Chúng ta cũng có thể làm cơm ngải cứu thơm ngon bằng cách chần sơ ngải cứu qua trước rồi trộn với gạo để nấu thành cơm. Mọi người có thể dùng bột ngải cứu khô để làm thành món mì tươi ngải cứu. Ngoài ra ngải cứu còn được chế biến thành món canh đậu tương nấu với ngải cứu, súp ngải cứu, bánh rán ngải cứu, và đôi khi ngải cứu khô còn được pha uống như một loại trà (loại trà này khá phổ biến ở Việt Nam).

Thành phần 'Cineol' giúp hỗ trợ các vấn đề về đường hô hấp như bệnh phổi và hen suyễn

Tác dụng của loại 'thực vật' này sẽ khiến bạn phải trầm trồ: Từ nấu ăn cho tới phòng chống một số bệnh phổ biến đều 'đỉnh' - Ảnh 2
Ảnh minh họa

Cineol - phần tinh dầu của ngải cứu, giúp hỗ trợ các vấn đề về đường hô hấp như bệnh phổi tắc nghẽn mãn tính và hen suyễn. Ngoài ra chất tinh dầu này còn thúc đẩy quá trình tiết dịch vị và hỗ trợ tiêu hóa nên có hiệu quả rất tốt cho việc khắc phục tình trạng mệt mỏi vào mùa xuân (đặc biệt là cuối xuân, giai đoạn tháng tư). Nó ngăn chặn sự tăng trưởng và phát triển của vi khuẩn E. coli (trực khuẩn đại tràng) và bệnh bạch hầu nhờ tác dụng giải độc mạnh. Đồng thời, nó làm giảm đau bụng kinh và giúp phòng ngừa bệnh bạch cầu. Cineole cũng là thành phần tạo ra hương thơm và vị thanh mát cho ngải cứu.

Thanh lọc máu, giảm chỉ số mỡ trong máu - cholesterol

Ngải cứu có tác dụng lọc máu, cải thiện tình trạng co thắt và giãn nở của các mạch máu. Ngoài ra, ngải cứu còn làm giảm mức cholesterol trong máu và giúp ngăn tình trạng cao huyết áp và xơ cứng động mạch nhờ vào hàm lượng kali. Thành phần tanin của ngải cứu có tác dụng ức chế sự hình thành lipid peroxide trong máu, làm chậm quá trình lão hóa của tế bào và kháng cự lại tế bào ung thư phát triển.

Làm chậm lão hóa, thúc đẩy quá trình chuyển hóa carbohydrate, cải thiện khả năng miễn dịch

Tác dụng của loại 'thực vật' này sẽ khiến bạn phải trầm trồ: Từ nấu ăn cho tới phòng chống một số bệnh phổ biến đều 'đỉnh' - Ảnh 3
Ảnh minh họa

Ngải cứu rất giàu vitamin B1, B6, sắt, canxi, kali, phốt pho giúp thúc đẩy quá trình chuyển hóa carbohydrate và năng lượng trong cơ thể, đồng thời có cả chức năng giải độc. Ngoài ra, ngải cứu giúp cơ thể phục hồi sau một ngày làm việc mệt mỏi, giảm cân, giảm đau lưng và giảm đau các dây thần kinh. Ngải cứu cũng giàu vitamin C, rất tốt cho việc phòng chống các bệnh cảm cúm khi chuyển mùa, vitamin A giúp nâng cao khả năng miễn dịch và làm chậm quá trình lão hóa bằng cách loại bỏ các gốc tự do có hại cho cơ thể.

Tác dụng chống viêm và chống ung thư bằng cách chống lại nhiều loại vi khuẩn

Tác dụng của loại 'thực vật' này sẽ khiến bạn phải trầm trồ: Từ nấu ăn cho tới phòng chống một số bệnh phổ biến đều 'đỉnh' - Ảnh 4
Ảnh minh họa

Ngải cứu hoạt động như một chất bảo vệ hóa học chống lại các vi sinh vật như vi rút, vi khuẩn và nấm bằng cách tạo ra các chất hóa học ảnh hưởng đến các loài sinh vật khác. Ngải cứu sẽ chống lại các vi khuẩn gây hại trong cơ thể và đã được nghiên cứu là có tác dụng chống viêm, chống loét dạ dày và chống ung thư. Trong đông y, ngải cứu từ lâu được sử dụng như vị thuốc cực kỳ hữu dụng trong việc chữa đau bụng, nôn mửa, thiếu máu, giảm đau, hạ sốt, giải độc, tiêu hóa. Chú ý không dùng quá nhiều nước ngải cứu hoặc trà ngải cứu thuộc loại thực phẩm chức năng, vì những loại này không phải ngải cứu tự nhiên, vì nó có thể dẫn tới một số tác dụng phụ như nôn mửa.

Cách chọn mua và bảo quản?

Tác dụng của loại 'thực vật' này sẽ khiến bạn phải trầm trồ: Từ nấu ăn cho tới phòng chống một số bệnh phổ biến đều 'đỉnh' - Ảnh 5
Ảnh minh họa

Loại ngải cứu tươi ngon thường sẽ có vị và mùi thơm nếu thân không quá dài và lá mềm. Lá hơi to, phần dưới màu đỏ, phủ đầy lông, có màu xanh nhạt là loại ngải cứu tốt. Bạn có thể rửa ngải cứu qua nước sạch nhiều lần để loại bỏ đất, bụi bẩn và chần qua nước sôi với một chút muối. Xả qua nước lạnh và vắt ráo nước trước khi dùng để nấu ăn. Ngải cứu non có thể dùng quanh năm nếu được chần qua và bảo quản trong tủ lạnh hoặc phơi khô rồi bảo quản nơi thoáng gió.

Nhiều người sau khi uống trà cảm thấy tỉnh ngủ như uống cà phê vì trà là một trong những thức uống chứa lượng caffeine lớn, nhưng đâu mới là loại trà chứa caffeine nhiều nhất?

Nhiều người không thích cà phê sẽ thường lựa chọn trà để thay thế, nhưng loại trà nào chứa caffeine nhiều nhất để giúp tinh thần luôn tỉnh táo?

TIN MỚI NHẤT