Trào ngược dạ dày thực quản dễ dẫn đến viêm loét thực quản, nếu bệnh tình nặng và kéo dài dẫn đến hẹp thực quản, viêm loét dạ dày cũng có thể gây chảy máu.
- "Ngủ nướng" cuối tuần giảm 63% nguy cơ đột quỵ
- Tập thể dục vào 2 “khung giờ” này giúp hạ đường huyết cực nhanh: Đơn giản nhưng ít người biết
Trào ngược dạ dày thực quản còn được gọi là trào ngược axit dạ dày, là tình trạng trào ngược của dịch dạ dày lên thực quản, khiến cho lớp niêm mạc thực quản bị kích thích và gây ra nhiều triệu chứng khó chịu.
Trào ngược dạ dày thực quản không còn là bệnh xa lạ với mọi người, bệnh khá phổ biến với tỷ lệ mắc bệnh ngày càng gia tăng, đây là bệnh mãn tính, việc điều trị phải tốn một quá trình lâu dài, ngay cả khi người bệnh hết triệu chứng.
Hiện tượng xảy ra do cơ thắt thực quản dưới hoạt động không hiệu quả khiến dịch dạ dày bao gồm axit trào ngược vào phần dưới thực quản. Trong khi dạ dày có một lớp niêm mạc bảo vệ khỏi axit thì thực quản lại không có chức năng này.
Trào ngược dạ dày thực quản dễ dẫn đến viêm loét thực quản, nếu bệnh tình nặng và kéo dài dẫn đến hẹp thực quản, viêm loét dạ dày cũng có thể gây chảy máu. Nếu bệnh diễn ra trong một thời gian lâu làm cho niêm mạc thực quản biến đổi tựa như niêm mạc ruột gọi là Barrett thực quản.
Barrett thực quản là tổn thương tiền ung thư, có thể chuyển thành ung thư. Một khi đã chuyển thành Barrett thực quản thì không thể điều trị khỏi bằng thuốc mà cần theo dõi kỹ lưỡng.
Trào ngược dạ dày thực quản kéo dài sẽ làm tăng nguy cơ phát triển ung thư biểu mô tuyến - một trong hai loại ung thư thực quản chính. Trào ngược dạ dày thực quản mạn tính có thể dẫn đến tình trạng Barrett thực quản. Đây là tình trạng các tế bào phần dưới của thực quản bị ảnh hưởng, được thay thế bằng các tế bào bất thường, các tế bào này theo thời gian có thể phát triển thành tế bào tiền ung thư
Dấu hiệu điển hình của bệnh lý trào ngược dạ dày thực quản:
- Ợ hơi, ợ nóng, ợ chua: các triệu chứng ợ nói trên có thể sẽ tăng lên khi ăn no, khi uống nước, khi đang đầy bụng khó tiêu hoặc khi cúi gập người phía trước, nằm nghỉ hoặc ngủ.
- Buồn nôn, nôn: thường xuất hiện khi nằm sau khi vừa ăn xong, người bệnh cũng dễ bị nôn hơn khi bị say tàu, xe, ốm nghén, hay dùng một số loại thuốc,...
- Đau, tức ngực: cảm giác bị đè ép, thắt ở ngực, xuyên ra lưng và cánh tay do axit trào ngược lên kích thích đầu mút và các sợi thần kinh trên bề mặt niêm mạc thực quản, gây ra cảm giác đau giống như ở ngực
- Khó nuốt: thời gian dài niêm mạc thực quản bị phù nề, sưng tấy khiến người bệnh khó nuốt, nghẹn và vướng ở cổ
- Khàn giọng và ho: do dây thanh quản khi tiếp xúc với axit dạ dày làm cho sưng tấy khiến người bệnh bị khàn giọng, khó nói, lâu ngày chuyển thành ho
- Đắng miệng: khi dịch vị trào lên có kèm theo dịch mật khiến người bệnh cảm thấy đắng miệng, đây là biểu hiện của sự rối loạn thần kinh dạ dày, khiến cơ thể mở quá mức van môn vị và dịch mật trào ra
Việc tầm soát sức khỏe là việc làm quan trọng để kiểm soát các tế bào ung thư, mầm mống bệnh tật để từ đó các bác sĩ có thể thiết kế các phác đồ riêng nhằm ức chế sự phát triển của các tế bào ung thư.