Người phụ nữ 45 tuổi được chẩn đoán mắc ung thư phổi giai đoạn cuối vì tiếp xúc với 2 thứ trong thời gian dài

Sống khỏe 10/11/2023 06:10

Nhiều người đến khi được kết luận mắc ung thư phổi mới ngỡ ngàng vì rõ ràng bản thân không hề hút thuốc.

Theo số liệu thống kê, ung thư phổi đứng thứ 2 về tỷ lệ mắc mới và là nguyên nhân gây tử vong nhiều nhất trong số các bệnh ung thư trên toàn thế giới. Chúng ta đều biết hút thuốc lá là nguyên nhân chính gây ung thư phôi. Thế nhưng, bạn có biết, có những thứ nguy hiểm không kém khói thuốc lá. Nhiều người đến khi được kết luận mắc ung thư phổi mới ngỡ ngàng vì rõ ràng bản thân không hề hút thuốc.

Cô Lưu ở Trung Quốc là một trường hợp như vậy. Kết quả khám sức khỏe là một "cơn ác mộng" mà cô không bao giờ muốn có.

Người phụ nữ 45 tuổi được chẩn đoán mắc ung thư phổi giai đoạn cuối vì tiếp xúc với 2 thứ trong thời gian dài - Ảnh 1
Ung thư phổi đứng thứ 2 về tỷ lệ mắc mới và là nguyên nhân gây tử vong nhiều nhất trong số các bệnh ung thư trên toàn thế giới.

Hóa ra cô Lưu được chẩn đoán mắc bệnh ung thư phổi giai đoạn cuối, lúc đó cô chỉ bị ho khan khó chịu và tức ngực. Tưởng mình bị cảm lạnh, cô đi khám, nhưng không ngờ rằng lại được chẩn đoán mắc bệnh ung thư phổi.

Vì phát hiện không sớm nên không có cơ hội phẫu thuật, cô Lưu chỉ có thể dùng hóa trị liệu giảm nhẹ. Điều khiến cô lo lắng nhất chính là tương lai, cuộc sống đã bước vào thời gian đếm ngược.

Bác sĩ cho biết, thực tế có không ít bệnh nhân ung thư phổi là nữ không hút thuốc như cô Lưu. Trước đây, nam giới hút thuốc luôn chiếm tỷ lệ lớn trong số bệnh nhân ung thư phổi nhưng hiện nay ngày càng nhiều bệnh nhân là phụ nữ không hút thuốc.

Người phụ nữ 45 tuổi được chẩn đoán mắc ung thư phổi giai đoạn cuối vì tiếp xúc với 2 thứ trong thời gian dài - Ảnh 2
Nhiều người đến khi được kết luận mắc ung thư phổi mới ngỡ ngàng vì rõ ràng bản thân không hề hút thuốc.

Bị ung thư phổi giai đoạn cuối vì tiếp xúc với... khói

Trở lại trường hợp của cô Lưu. Sau khi hỏi chi tiết bệnh sử, bác sĩ phát hiện ra 2 thứ là nguyên nhân dẫn đến căn bệnh ung thư phổi của cô.

Thứ nhất, tuy không hút thuốc nhưng cô đã tiếp xúc với khói thuốc thụ động trong một thời gian dài. Nguyên nhân chủ yếu là do chồng cô có tiền sử hút thuốc lâu năm.

Câu hỏi đặt ra là tại sao chồng cô hút thuốc mà cô lại bị ung thư? Nguyên nhân là do phụ nữ nhạy cảm hơn nam giới nên có nguy cơ mắc ung thư phổi cao hơn nam giới khi hít phải cùng một lượng khói chứa chất gây ung thư. Vì vậy, đối với những gia đình có người hút thuốc lá lâu năm, cả vợ và chồng đều nên chú ý khám sức khỏe.

Trong nhiều nghiên cứu chỉ ra, sống cùng một người hút thuốc lá tăng nguy cơ ung thư phổi từ 20-30%. Việc tiếp xúc với khói thuốc lá có thể làm tăng nguy cơ mắc bệnh ung thư khác ít nhất 30%.

Những nghiên cứu đã chỉ ra, khói thuốc chứa hơn 4.000 loại hóa chất, trong đó có hơn 200 loại chất độc hại và các chất gây nghiện đặc biệt là nicotine. Khi bị hít vào phổi thì khói thuốc làm giảm hệ thống miễn dịch và gây viêm đường hô hấp. Khói thuốc cũng là nguyên nhân gây ra các bệnh tim mạch, đột quỵ, các bệnh đường hô hấp, ung thư phổi và nhiều bệnh khác ở người hút thuốc thụ động.

Người phụ nữ 45 tuổi được chẩn đoán mắc ung thư phổi giai đoạn cuối vì tiếp xúc với 2 thứ trong thời gian dài - Ảnh 3
Trong nhiều nghiên cứu chỉ ra, sống cùng một người hút thuốc lá tăng nguy cơ ung thư phổi từ 20-30%.

Thứ hai, cũng giống như các bà nội trợ khác, cô Lưu là người trực tiếp nấu ăn cho cả gia đình. Các thành viên trong gia đình cô đều thích món chiên rán nên mỗi lần cô nấu ăn là bếp đầy khói. Khói dầu cũng chứa nhiều chất gây ung thư, nếu máy hút mùi ở nhà không tốt hoặc nấu sai cách cũng dễ dẫn đến bệnh ung thư phổi.

Khói dầu ăn sinh ra trong quá trình nấu nướng chính là nguyên nhân gây ra các bệnh nguy hiểm về đường hô hấp như viêm phổi, hen suyễn, ung thư phổi... Mỗi năm toàn thế giới có khoảng 1,6 triệu người tử vong vì nguyên nhân này. Một nghiên cứu của các nhà khoa học Anh cho thấy, nấu ăn trong điều kiện thông gió kém, khói bốc ra từ quá trình chế biến thức ăn sẽ gây hại cho sức khỏe tương đương với việc hút 2 bao thuốc lá một ngày và làm tăng nguy cơ mắc bệnh ung thư.

Theo các nhà nghiên cứu, khi nấu nướng ở nhiệt độ càng cao, dầu ăn sinh ra nhiều chất độc hại. Ở nhiệt độ khoảng 100 độ C, các axit béo bắt đầu phân hủy thành nhiều hợp chất có hại. Chính vì vậy, để giảm thiểu nguy hại từ khói do nấu nướng, các gia đình nên trang bị hút mùi ngay phía trên bếp nấu và quạt thông gió trong bếp ăn. Sau khi nấu nướng xong nên mở cửa sổ cho thông gió và thoát khí độc trong nhà.

11 dấu hiệu cảnh báo ung thư phổi bạn không được bỏ qua

Ung thư phổi ở giai đoạn đầu thường ít có biểu hiện và khi các dấu hiệu trở nên rầm rộ hơn thì cũng là lúc bệnh chuyển sang giai đoạn muộn. Nếu gặp các dấu hiệu như dưới đây, hãy cảnh giác với bệnh ung thư phổi để chủ động tầm soát kịp thời.

- Cơn ho mãn tính

- Khó thở

- Ho ra máu

- Đau ngực

- Khàn giọng

- Thở khò khè

- Đau tay, vai và các ngón tay

- Sụt cân không rõ nguyên nhân

- Thường xuyên bị nhiễm trùng

- Bất thường ở các mô vú

- Đau nhức đầu

Hầu hết những người bệnh ung thư nói chung và ung thư phổi nói riêng có triệu chứng đi khám thường phát hiện bệnh ở giai đoạn muộn. Vì vậy việc phát hiện sớm ung thư phổi khi chưa có triệu chứng rất quan trọng.

Đang ngủ bỗng giật mình tỉnh giấc vào hai khung giờ này là biểu hiện rõ rệt của tổn thương gan, phổi suy yếu, tuyệt đối không được chủ quan

Nếu đêm nào bạn cũng tỉnh giấc vào một khung giờ giống hệt nhau, khiến bạn cảm thấy uể oải, thiếu sức sống vào sáng hôm sau thì hãy cẩn thận bởi đó hoàn toàn có thể là dấu hiệu bệnh.

TIN MỚI NHẤT