Thông tin nghệ sĩ Chí Tài qua đời ở tuổi 62 vì đột quỵ trong khi đi tập thể dục nhưng không ai phát hiện khiến người hâm mộ vô cùng xót xa. Vậy trong trường hợp gặp người bị đột quỵ cần làm gì?
- 3 thời điểm vàng uống nước chanh mật ong giúp giải độc nội tạng, tăng đề kháng cho cơ thể
- 7 điều có thể xảy ra với cơ thể bạn trong mùa đông
Đột quỵ là gì?
Đột quỵ hay còn được gọi là tai biến mạch máu não là bệnh xảy ra khi việc cung cấp máu lên một phần não bộ đột ngột bị ngưng trệ. Đây là bệnh lý của hệ thần kinh phổ biến và nguy hiểm nhất hiện nay với hai dạng chính là nhồi máu não (do tắc mạch) và xuất huyết não ( do vỡ mạch).
Triệu chứng của bệnh đột quỵ
Thông thường đột quỵ thường xảy ra với rất ít những triệu chứng báo trước. Có một vài dấu hiệu cảnh báo có thể xuất hiện như: Đột nhiên đau đầu dữ dội; chóng váng kèm theo cứng cổ; buồn nôn; khó khăn trong việc nói và hiểu điều người khác đang nói.
Cùng với đó là các dấu hiệu như: Đột ngột một phần cơ thể bị yếu đi; mắt mờ hoặc nhìn thấy hình đôi, mất ý thức; tiểu tiện không chủ động hoặc bí tiểu.
Tuy nhiên các dấu hiệu này có thể chỉ thoáng qua hoặc kéo dài vài phút rồi người bệnh sẽ trở lại trạng thái bình thường. Đây là hiện tượng thiếu máu não thoáng qua, là những dấu hiệu báo trước quan trọng của đột quỵ và cần được nhập viện ngay.
Gặp người bị đột quỵ nên làm gì?
Khi gặp bệnh nhân có dấu hiệu đột quỵ không nên sơ cứu gì mà hãy đứa đến bệnh viện ngay lập tức. Càng trì hoãn lâu việc điều trị, các tế bào thần kinh càng chết đi nhiều hơn và tỉ lệ tử vong cũng sẽ cao hơn.
Khi thấy người nào đó xuất hiện một trong các triệu chứng đột quỵ, chúng ta cần phải:
- Gọi xe đưa ngay người bệnh đến cơ sở y tế gần nhất.
- Không tự ý cho uống hoặc nhỏ thuốc hạ huyết áp hay bất kỳ loại thuốc nào khác.
Trong khi chờ xe cấp cứu, cần phải:
- Đặt người bệnh nằm lên một mặt phẳng nằm ngang, không đặt người bệnh lên đệm lò xo có độ lún quá sâu sẽ làm thay đổi tư thế đầu.
- Đặt đầu người bệnh hơi nghiêng, để nếu dịch trong miệng chảy ra nhiều sẽ chảy ra bên mép mà không để chảy xuống đường thở gây ngạt thở.
- Để người bệnh nằm xuống chỗ thoáng, nghiêng qua một bên nếu nôn ói, móc hết đàm nhớt cho bệnh nhân dễ thở.
Để phòng bệnh đột quỵ tốt nhất nên khám sức khỏe định kỳ tại bệnh viện, kiểm tra và theo dõi chỉ số huyết áp chặt chẽ, phát hiện các bệnh lý tim mạch, tiểu đường, mỡ máu cao… và chữa trị kịp thời nếu có.