Bạn cần kiểm soát việc sử dụng những thực phẩm dưới đây để hơi thở luôn thơm tho.
- Bật mí cách chống say rượu hiệu quả nhất dịp Tết
- 5 "tuyệt chiêu" uống rượu bia ngày Tết giúp bảo vệ sức khỏe
Thông thường, tình trạng hôi miệng thường xuất phát từ sự tích tụ vi khuẩn trong khoang miệng, cụ thể ở các vị trí: phía sau lưỡi, cổ họng, amidan, răng và nướu.
Chính sự sản sinh quá mức của các yếu tố như: vi khuẩn, nấm men, nấm Candida,... đã hình thành hợp chất lưu huỳnh dễ bay hơi (VSC), tạo ra hơi thở có mùi.
Tình trạng hôi miệng thường tự biến mất sau 24 giờ nếu được vệ sinh răng miệng đúng cách. Nếu tình trạng hôi miệng kéo dài, đây có thể là dấu hiệu của bệnh răng miệng, đường tiêu hóa (trào ngược axit/ợ chua/GERD,...) hoặc chế độ ăn chưa hợp lý.
Đặc biệt, bạn cần kiểm soát việc sử dụng những thực phẩm dưới đây để hơi thở luôn thơm tho:
- Hành và tỏi: Đây là một trong những thực phẩm gây hôi miệng nhiều nhất. Mặc dù cả hai đều rất tốt cho sức khỏe, nhưng nếu bạn sắp tham dự một sự kiện và muốn tránh hơi thở có mùi hôi thì hãy tránh hoặc sử dụng chúng một cách có chừng mực.
- Thực phẩm chiên hoặc thực phẩm giàu chất béo chuyển hóa khác: Những thực phẩm này mất nhiều thời gian để di chuyển qua hệ thống tiêu hóa, do đó tạo ra chứng hôi miệng.
- Đường và đồ uống có đường: Thực phẩm này có thể dẫn đến sâu răng và bệnh nướu răng, góp phần gây ra chứng hôi miệng. Đồ uống có đường phủ đường lên răng và nhiều người trong chúng ta không nghĩ đến việc đánh răng sau khi tiêu thụ.
Theo BỆNH VIỆN ĐA KHOA HÀ NỘI