Trong y học cổ truyền, loại rau này được xem là ‘vua của các loại rau’ vì không chỉ mang đến nguồn dinh dưỡng dồi dào mà còn giúp trị được rất nhiều bệnh.
- Vùng kín hay bị ngứa và có mùi, mỗi ngày phụ nữ nên ăn một ít này để kháng khuẩn, chống viêm, nói không với các bệnh phụ khoa nguy hiểm
- Giải mã ý nghĩa giấc mơ làm ‘chuyện ấy’ với người lạ, đây là điềm báo gì, có nguy hại đến sức khỏe?
Loại nấm được ví như ‘nữ hoàng thực vật’
Trong nhiều nghiên cứu từ y học hiện đại, nấm hương được coi là “nữ hoàng thực vật”, còn trong y học cổ truyền, loại nấm này được ví là “vua của các loại rau” (can thái chi vương). Sở dĩ nấm hương được đặt cho những cái tên ‘rất kiêu’ như thế là vì giá trị dinh dưỡng và khả năng chữa bệnh rất tốt từ loại nấm này. Tuy nhiên, khi chế biến, nhiều người đang làm sai cách khiến những dinh dưỡng quý giá trong nấm bị mất đi.
Chia sẻ trên Phụ nữ và Pháp Luật: Lương y Bùi Đắc Sáng (Hội Đông y Hà Nội) cho biết, nấm hương hay còn gọi là hương tín, hương tẩm, hương cô… dù dùng tươi hay để khô đều có mùi hương rất đặc trưng. Theo quan niệm của y học cổ truyền, nấm hương vị ngọt tính bình, có công năng bổ tỳ ích khí, dưỡng huyết hòa huyết, tiêu đờm, chữa được bệnh sởi (đậu chẩn). Ngoài có giá trị về mặt ẩm thực và dinh dưỡng, nấm hương cũng là vị thuốc quý, hỗ trợ điều trị được nhiều bệnh.
Còn trong y học hiện đại, loại nấm này còn được coi là “vua” hay “hoàng hậu” của các loại rau vì chúng chứa nhiều dưỡng chất tốt cho sức khỏe. Cứ trong 100g nấm hương khô có khoảng 14g protein, nhiều hơn bất cứ loại rau nào khác, ngang bằng với một số loại thịt. Đặc biệt, protein trong nấm hương rất tốt, không chứa chất béo, không gây tăng cân và dễ tiêu hóa.
Ngoài ra, thực phẩm này còn nhiều vitamin B, D và các khoáng chất sắt, kẽm và đồng tốt cho sức khỏe. Hơn thế nữa, trong nấm hương có chứa đường đơn (polysaccharide) dễ tiêu hóa, tăng cường miễn dịch rất tốt. Các nghiên cứu cũng chỉ ra rằng, trong nấm hương có chất kháng viêm và chống oxy hóa (chất terpen và sesquiterpene) nhằm làm giảm và ngăn ngừa nguy cơ ung thư.
Sai lầm thường gặp khi sơ chế nấm
Dù biết đây là loại nấm chứa nhiều dưỡng chất tốt cho sức khỏe. Nhưng không phải ai cũng biết cách sơ chế, chính vì thế khiến dinh dưỡng trong nấm bị mất sạch, khi ăn chỉ còn bã.
Theo PGS.TS.BS Nguyễn Thị Lâm, nguyên Phó viện trưởng Viện Dinh dưỡng Quốc gia, sai lầm chủ yếu của người dân chính là quá trình ngâm rửa. Nhiều người cẩn thận thường ngâm với nước ấm hoặc nước nóng để nấm nhanh mềm, đây chính là nguyên nhân khiến nấm mất đi giá trị dinh dưỡng. Đặc biệt, việc ngâm nấm xong đổ luôn nước ngâm đi đồng nghĩa với việc đổ dinh dưỡng có trong nấm.
Để giữ lại được nhiều dinh dưỡng trong nấm, mọi người chỉ cần rửa sạch khi nấm còn khô với nước lạnh, sau đó ngâm với một ít nước lạnh trong khoảng thời gian 10 phút. Việc ngâm nấm với nước lạnh sẽ giúp nấm hút từ từ nước vào trong và làm mềm nấm. Trường hợp nấm không hút hết nước, mọi người hoàn toàn có thể sử dụng nước ngâm nấm để nấu canh, nấu súp giúp hương vị món ăn thơm ngon, nhiều dinh dưỡng hơn.
Khi chế biến, chúng ta không nên nấu quá lâu sẽ khiến cho dinh dưỡng có trong nấm bay hơi theo nhiệt độ, làm mất giá trị của món ăn.
Một số bài thuốc dễ làm từ nấm hương
Giúp dưỡng khí huyết, trị đau đầu, mất ngủ
Dùng nấm hương 250g, mộc nhĩ đen 100g, thịt gà mái 500g. Nấm hương và mộc nhĩ ngâm nước cho mềm cắt bỏ chân, rửa sạch và thái chỉ. Thịt gà rửa sạch chặt miếng, rồi cho tất cả vào nồi, đổ một lượng nước vừa đủ, hầm nhừ bằng lửa nhỏ, chế thêm gia vị, ăn nóng.
Ngăn ngừa bệnh loãng xương cho người lớn tuổi
Dùng nấm hương 200g, đậu tương 50g, dầu vừng và tỏi lượng vừa đủ. Nấm hương ngâm nước cho mềm rồi cắt bỏ chân, rửa sạch, đậu tương ngâm nước rồi đãi bỏ vỏ. Tất cả cho vào nồi, đổ nước vừa đủ rồi hầm nhừ, chế thêm dầu vừng, tỏi đập dập và gia vị vừa đủ, ăn nóng.
Giúp bổ âm dương, tăng sữa cho mẹ cho con bú
Nấm hương 150g, chân giò lợn 1 cái, gia vị vừa đủ. Chân giò lợn làm sạch, chặt miếng rồi đem hầm nhừ, sau đó cho nấm vào đun chín, chế thêm gia vị vừa đủ rồi ăn nóng.