Bông cải xanh giàu protein, vitamin và beta-caroten (tiền chất của vitamin A). Giá trị dinh dưỡng của nó đứng đầu trong số các loại rau tương tự. Tuy nhiên, giá trị lớn nhất của nó không phải là chất dinh dưỡng cao như thế nào, mà là hiệu quả chống ung thư mạnh mẽ của nó.
- Cải thiện thị lực một cách tự nhiên không hề khó bằng những giải pháp đơn giản này
- Mùa hè có đi bơi thì nên chú ý tuân theo đúng 5 nguyên tắc quan trọng này để an toàn hơn cho sức khỏe
Viện nghiên cứu Ung thư Mỹ phát hiện rằng, bông cải xanh là một loại rau có tác dụng phòng và chống ung thư hạng nhất, đặc biệt là các loại như: ung thư đại trực tràng, ung thư miệng và ung thư vú...
Bông cải xanh có thể ngăn ngừa 8 loại ung thư
Phòng chống ung thư đại trực tràng
Trong bông cải xanh có rất nhiều chất có tác dụng chống oxy hóa mạnh, có thể giúp chúng ta tăng tốc quá trình thải độc trong cơ thể. Ngoài ra, nó còn chứa các chất hóa học tự nhiên có thể loại bỏ các loại độc tố và các chất gây ung thư. Các nghiên cứu đã chỉ ra rằng, ăn bông cải xanh ba lần một tuần có thể làm giảm nguy cơ phát triển ung đại tràng đến 60%.
Phòng chống các loại bệnh ung thư ở phần đầu và cổ
Theo Tạp chí y học Nha khoa Quốc tế, thành phần beta-carotene có trong bông cải xanh có tác dụng phòng ngừa những tiềm ẩn gây nên ung thư miệng. Hàm lượng beta-carotene trong bông cải xanh rất cao, lên đến 7210 microgam/100 gram bông cải, gấp đôi cà rốt, có hiệu quả ngăn ngừa ung thư bộ phận đầu và cổ như ung thư miệng và ung thư vòng họng.
Phòng chống ung thư vú
Các chuyên gia dinh dưỡng khuyên phụ nữ thường xuyện ăn bông cải xanh để ngăn ngừa bệnh ung thư vú.
Theo một nghiên cứu của các chuyên gia dinh dưỡng Mỹ, phát hiện trong bông cải xanh có chứa hợp sulforaphane - được chứng minh giúp ngăn chặn các tế bào gốc ung thư vú tạo thành các khối u. Vì vậy, ăn nhiều bông cải xanh có thể giúp ngừa bệnh ung thư tái phát.
Phòng chống ung thư bàng quang
Các thí nghiệm được tiến hành bởi Đại học Harvard và Đại học bang Ohio cho thấy rằng, những người một tuần ăn bông cải xanh từ 2 lần trở lên thì xác suất bị ung thư bàng quang giảm 40% so với người ăn bông cải xanh 1 lần/tuần.
Ông Hà Hồng, một nhà nghiên cứu tại Trung tâm Nghiên cứu Công nghệ Kỹ thuật Rau Trung Quốc, giải thích rằng, bông cải xanh có chứa một nhóm các chất gọi là glucosinolate, đã được chứng minh là có tác dụng chống ung thư bàng quang.
Phòng chống ung thư tuyến tiền liệt
Theo trang Boldsky, kết quả nghiên cứu cho thấy, sulforaphane có trong bông cải xanh là một hợp chất giúp ngăn ngừa ung thư tuyến tiền liệt ở nam giới, làm giảm biểu hiện của ARN dài không mã hóa (lncRNAs) và làm chậm sự phát triển của các tế bào ung thư ác tính.
Phòng chống ung thư gan
Bông cải xanh còn giúp gan phát huy chức năng giải độc và ngăn chặn các tế bào gây ung thư gan. Bông cải xanh kích hoạt các enzym trong gan, qua đó giúp gan thúc đẩy các độc tố và các chất gây ung thư.
Phòng chống ung thư dạ dày
Trong trường hợp ung thư dạ dày, nồng độ selen huyết thanh trong cơ thể con người giảm đáng kể, và nồng độ vitamin C trong nước dạ dày cũng thấp hơn đáng kể so với người bình thường. Bông cải xanh không những có thể bổ sung một lượng selen và vitamin C nhất định, đồng thời còn cung cấp chất beta-carotene phong phú, có thể ngăn chặn sự hình thành của các tế bào tiền ung thư và hạn chế sự phát triển của ung thư.
Nghiên cứu cho thấy ăn một chút bông cải xanh (khoảng 70 gram) mỗi ngày, ăn liên tục trong hai tháng, có thể ngăn ngừa ung thư dạ dày.
Phòng chống ung thư thực quản
Bông cải xanh giàu chất dinh dưỡng thực vật, có hiệu quả ngăn ngừa ung thư thực quản. Thường xuyên ăn bông cải xanh không chỉ ngăn ngừa ung thư thực quản mà còn cải thiện chức năng trong cơ thể, cân bằng dinh dưỡng và nâng cao sức khỏe toàn diện
Làm thể nào để sử dụng bông cải xanh hiệu quả nhất trong việc phòng ngừa ung thư?
90% người khi nấu bông cải xanh, đều đảo bông cải xanh liên tục trong nồi, đây là phương pháp nấu nướng sai lầm.
Chất chống ung thư chính trong bông cải xanh là sulforaphane. Sulforaphane được tạo ra từ quá trình thủy phân glucosinolate glucoraphanin với xúc tác của enzyme nội sinh myrosinase, nên myrosinase có vai trò quan trọng trong việc chống ung thư của sulforaphane.
Tuy nhiên, trong quá trình nấu nướng myrosinase rất dễ bị phá hủy, và một khi myrosinase bị phá hủy, sulforaphane không có tác dụng chống ung thư.
Do đó, khi nấu ăn trong gia đình nhất định phải có phương pháp để ngăn chặn tình trạng mất dinh dưỡng và các thành phần có tác dụng chống ung thư.
Theo một nghiên cứu của các nhà khoa học tại Đại học Illinois, bông cải xanh đã được hấp cách thủy trong 5 phút, lúc này màu sắc của bông cải xanh chuyển thành màu xanh lá cây tươi, enzyme myrosinase được bảo toàn tốt nhất, và tác dụng chống ung thư mạnh nhất.
4 sự kết hợp giúp tăng gấp đôi công hiệu chống ung thư của bông cải xanh
Bông cải xanh + cà chua
Cà chua rất giàu lycopene, cũng có hiệu quả trong việc ngăn ngừa ung thư tuyến tiền liệt, đồng thời cũng có hiệu quả trong việc làm giảm nguy cơ ung thư tuyến tụy, ung thư trực tràng, ung thư thanh quản, ung thư miệng và ung thư vú. Kết hợp bông cải xanh và cà chua để nâng cao hiệu quả chống ung thư của chúng.
Bông cải xanh + mộc nhĩ
Hàm lượng chất polysaccharides có trong nấm có thể phân hủy các khối u, cải thiện khả năng miễn dịch của con người và có tác dụng chống ung thư rất tốt. Sự kết hợp của cả hai, không chỉ khiến hương vị thơm ngon, mà còn là một đối tác tốt cho bệnh ung thư.
Bông cải xanh + cà rốt
Giống như bông cải xanh, cà rốt cũng giàu dinh dưỡng, giàu chất đường, chất béo, dầu dễ bay hơi, beta-carotene và vitamin tổng hợp, beta- carotene có thể chuyển hóa thành vitamin A trong cơ thể người để ngăn ngừa ung thư biểu mô. Kết hợp cà rốt với bông cải xanh giúp tăng gấp đôi chất dinh dưỡng.
Bông cải xanh + tỏi
Tỏi được gọi là "kháng sinh tự nhiên". Trong đó một số chất có chức năng diệt khuẩn nhất định, các hợp chất lưu huỳnh và hợp chất selen có tác dụng tích cực đối với phòng chống ung thư. Kết hợp ăn bông cải xanh với tỏi, có thể liên thủ để nâng cao hiệu quả phòng và chống ung thư.