Trong nhiều trường hợp vì tính chất công việc hoặc xã giao mà nhiều người khó có thể tránh phải việc phải uống nhiều rượu. Sau đây là những cách uống rượu không say đơn giản hay nói cách khác là nghệ thuật để uống rượu lâu say, nâng cao tửu lượng.
- Cách làm tôm cuộn khoai tây giòn ngon hấp dẫn, chuẩn chất lượng nhà hàng tại nhà!
- Cách làm bầu xào tỏi chuẩn ngon, đưa cơm và siêu đơn giản tại nhà!
Nội dung bài viết
Với cuộc sống của người trưởng thành, những cuộc gặp gỡ bên ly rượu gần như là điều không thể tránh khỏi, nhất là vào những cuộc gặp gỡ đối tác, hay đơn giản là chung vui cùng bạn bè, gia đình vào những ngày lễ, ngày nghỉ,... Nhưng không phải ai cũng có thể "đủ đô" để thả lỏng hết mình trong những buổi tụ tập này. Vậy làm thế nào để "ngàn chén không say"? Hãy cùng khám phá ngay những mẹo nhỏ nhưng siêu hữu ích giúp uống rượu không say ở ngay bài viết dưới đây nhé!
Những mẹo nhỏ giúp bạn "ngàn chén không say", thỏa sức hòa nhập vào cuộc vui:
1. Trước khi uống rượu
- Không uống rượu với dạ dày trống rỗng
Khi đói, rượu sẽ có tác động đến nhanh và dễ khiến say xỉn hơn. Mẹo uống rượu không say đó là nên ăn một chút trước khi uống, đây là cách ngăn ngừa sự tấn công của axit trong rượu hiệu quả và đơn giản nhất.
Bên cạnh đó, bạn cũng có thể dùng một số thực phẩm để kiểm soát lượng rượu tiêu thụ vào cơ thể như cà phê, chuối, hạt hướng dương,... Hoặc dùng thực phẩm chiên, rán để giúp bề mặt dạ dày và ruột được tráng một lớp dầu, giúp giảm lượng rượu hấp thu vào máu qua niêm mạc.
Ngoài ra, bạn cũng nên ăn súp hoặc húp vài thìa to nước dùng hoặc dùng canh rau trước khi uống rượu, để giúp tráng một lớp chất béo lên niêm mạc tiêu hóa và hạn chế lượng rượu hấp thu vào.
- Uống nước
Uống 2-3 ly nước ấm trước khi uống rượu sẽ giúp giảm tình trạng mất nước và triệu chứng nôn nao do rượu gây ra.
Đặc biệt, trong và sau khi uống rượu, bạn cũng nên uống nước thường xuyên để giảm lượng ethanol trong rượu và kiềm chế cơn say. Đây được xem là nghệ thuật uống rượu không say được nhiều đấng mày râu áp dụng đấy nhé!
2. Trong quá trình uống rượu
- Không trộn rượu với đồ uống có cồn, ga,...
Trộn chung rượu với các loại đồ uống khác sẽ khiến bạn nhanh say và và tình trạng say cũng diễn ra sâu hơn. Nhiều chị em có thói quen pha rượu với các loại nước ngọt cho dễ uống, nhưng khi pha rượu bia với nước ngọt, đồ uống có ga sẽ dẫn đến hình thành phản ứng giữa các hoạt chất với nhau, khiến lượng cồn xâm nhập vào máu và tác động xấu đến các cơ quan nội tạng, đặc biệt là gan và dạ dày đấy. Các chị em hãy lưu ý điều này nhé!
- Vừa uống vừa dùng kèm món ăn
Đây cũng là bí quyết uống rượu không say được nhiều người áp dụng hiệu quả.
Trong quá trình uống, bạn nên ăn nhiều rau xanh, hoa quả, các thực phẩm chứa giàu vitamin và chất chống oxy hóa để hạn chế tác động xấu của chất cồn đến hoạt động của dạ dày, gan. Cụ thể, nên vừa uống vừa dùng kèm các món như rau sa lát, mướp đắng luộc, xào, ngó sen, củ đậu, củ cải, củ năng, dưa chuột chấm muối, thịt luộc ăn kèm khế chua, nghêu, sò, hến,... Chính việc dùng kèm những món giàu đạm động vật sẽ giúp giảm lượng hấp thu rượu và hóa giải rượu hiệu quả.
Ngoài ra, bạn cũng có thể dùng cơm chan canh - món ăn có sẵn rất tiện lợi để giúp làm loãng độ cồn và giúp giã rượu kịp thời.
- Uống chậm
Cơ thể con người chỉ có thể tiêu hóa được khoảng 300ml lượng cồn trong một giờ, chính vì vậy, việc uống nhanh sẽ kích thích lượng rượu lớn vào cơ thể trong thời gian ngắn, gây tác động mạnh tới não bộ, khiến bạn no bụng, khó chịu và buồn nôn. Để tránh được tình trạng này, cách hiệu quả nhất là các chị em hãy uống thật từ từ và chia thành nhiều lần uống nhỏ.
Bên cạnh đó, cũng cần tránh ăn hồng, vì loại trái cây này sẽ khiến tình trạng say nặng thêm. Đồng thời, cũng không nên ra những nơi có gió lùa, mưa lạnh nhé!
Ngoài ra, trong khi uống rượu, bạn cũng có thể nói chuyện nhiều lên một chút để cho rượu bay bớt ra đường hô hấp và làm chậm quá trình say hơn nhé.
3. Sau khi rời bàn nhậu
Sau khi uống rượu, nếu thấy choáng váng, chóng mặt, buồn nôn, đi lại không vững, thì cần có những cách chữa say kịp thời nhé!
Thông thường, việc xuất hiện các triệu chứng nôn nao sau khi uống rượu là do nguyên nhân mất nước. Vì vậy, nên uống một ly nước lớn ngay sau đó để bù nước và nên để sẵn cốc nước gần giường.
Bạn nên đến chỗ yên tĩnh, kín gió để nằm nghỉ, nếu cơ thể lạnh thì phải ma sát bàn chân bằng cách lấy 2 lòng bàn chân xoa xát lên 2 mu bàn chân. Đồng thời, cũng nên đắp chăn, nhất là vào những ngày lạnh giá để tránh dễ bị nhiễm gió lạnh, mắc cảm.
Bên cạnh đó, nếu xuất hiện tình trạng buồn nôn khi say thì cần kịp thời tìm cách để nôn ra hết như ngoáy họng, uống nước sắc cuống dưa bở hoặc hãm nước sôi,... để dạ dày được dễ chịu hơn. Sau khi nôn xong, bạn cần súc miệng với nước ấm, xoa bóp cho ấm 2 bàn chân và đắp chăn nằm nghỉ ngơi nhé.
Ngoài ra, khi người say tỉnh rượu thì nên ăn cháo đậu xanh nóng hoặc pha bột đậu, trà gừng để uống.
Lưu ý: Khi say cần tìm ngay cách giải độc rượu, tuyệt đối không đi nằm ngủ lịm vì có thể dẫn đến nguy hiểm do không ai biết diễn biến xấu để kịp xử lý.
Bên cạnh đó, người uống cần rút kinh nghiệm về “tửu lượng” của bản thân. Mỗi lần say, nôn mửa (có khi cả mật xanh mật vàng) là điều rất gây hại cho sức khỏe, chính vì vậy, cần biết uống có chừng mực thôi bạn nhé!
Trên đây là những cách giúp uống rượu không say hiệu quả và dễ áp dụng. Tuy nhiên, các mẹo này chỉ phần nào giúp thuyên giảm các triệu chứng cấp tính, cách tốt nhất vẫn là tránh việc say xỉn liên tục. Bạn nên uống với mức độ vừa phải để không gây say độc, đồng thời cũng cần tránh uống rượu mạnh (độ cồn cao), rượu rởm (chứa chất độc hóa học) hoặc uống nhiều, uống suông,… Hi vọng với những thông tin mới được chia sẻ trên đây, các bạn độc giả đã nắm được nghệ thuật uống rượu ngàn chén không say, nhắm giúp bản thân tỉnh táo và làm chủ hơn trong những buổi tụ tập các dịp lễ sắp tới nhé!