Lão hóa là quá trình phức tạp và liên quan đến nguy cơ mắc các loại bệnh ngày càng tăng. Tuy nhiên, trái với suy nghĩ của nhiều người, lão hóa không phải là một quá trình chậm và ổn định theo thời gian mà xảy ra mạnh mẽ nhất vào 2 giai đoạn trong cuộc đời.
- Điều gì xảy ra khi ngâm hành tây trong nước?
- Sự thật phụ nữ mãn kinh muộn sống lâu hơn, kéo dài thời gian này bằng cách nào?
2 độ tuổi tốc độ lão hóa nhanh nhất
Theo nghiên cứu mới công bố trên tạp chí Nature Aging, các nhà khoa học đã theo dõi hàng nghìn phân tử khác nhau ở những người từ 25 đến 75 tuổi và phát hiện ra hai đợt thay đổi chính liên quan đến tuổi tác ở độ tuổi khoảng 44 và một lần nữa ở độ tuổi 60.
Những phát hiện này có thể giải thích tại sao sự gia tăng đột biến một số vấn đề sức khỏe, bao gồm các vấn đề về cơ xương và bệnh tim mạch, xảy ra ở một số độ tuổi nhất định.
Ảnh minh họa
Thời điểm cơ thể lão hóa nhanh chóng lần đầu tiên rơi vào khoảng 40 tuổi đến trước 50 tuổi cho thấy sự thay đổi trong các phân tử liên quan đến quá trình chuyển hóa mỡ, caffeine và rượu, cũng như cũng như bệnh tim mạch và các rối loạn chức năng ở da và cơ.
Sự gia tăng tốc độ lão hóa ở độ tuổi giữa 40 là kết quả gây bất ngờ và ban đầu được cho là kết quả của những thay đổi tiền mãn kinh ở phụ nữ dẫn tới sự sai lệch kết quả cho toàn bộ nhóm. Tuy nhiên, các nhà nghiên cứu nhận thấy thực ra nam giới cũng có sự thay đổi tương tự.
Trong khi đó, bước ngoặt lão hóa vào đầu những năm 60 có liên quan đến quá trình chuyển hóa carbohydrate và caffeine, bệnh tim mạch, da và cơ, điều hòa miễn dịch và chức năng thận.
Chắc chắn 2 “bước ngoặt lão hóa” này đều khiến cơ thể dễ gặp các vấn đề sức khỏe hơn. Ví dụ tự nhiên tửu lượng kém đi, dễ bị máu nhiễm mỡ, gan nhiễm mỡ, dễ béo lên hơn, hay phiền toái hơn là dễ bắt đầu mắc các bệnh mạn tính.
Làm gì để chậm quá trình lão hóa?
Tốc độ lão hóa của mỗi người là khác nhau và các nhà khoa học đã chứng minh rằng với lối sống lành mạnh, tự nhiên, con người hoàn toàn có thể làm chậm quá trình này lại.
Luyện tập đúng cách
Theo MedicalXpress, các chuyên gia từ Mayo Clinic và Trung tâm Nghiên cứu bệnh Alzheimer ở Hoa Kỳ kết luận, hoạt động thể chất cải thiện trí nhớ và các chức năng nhận thức khác ở người cao tuổi. Ngoài ra, tập luyện liên tục giúp ngăn chặn phát triển các bệnh thoái hóa thần kinh do tuổi tác.
Theo đó, các nhà khoa học khuyên nên chạy bộ hoặc đi bộ với tốc độ nhanh 5 lần trong tuần, mỗi lần 30 phút hoặc 3 lần, mỗi lần 50 phút sẽ giúp làm chậm quá trình lão hóa, cải thiện lượng máu nuôi dưỡng tế bào, ngăn ngừa nếp nhăn, đau khớp, mệt mỏi.
Ảnh minh họa
Massage
Thực hiện các động tác mát xa ở mặt, bàn tay, bàn chân, lưng, ngực, bụng… có tác dụng kích thích quá trình tái tạo các tế bào mới và làm chậm sự thoái hóa của các tế bào, giúp ngăn ngừa sự lão hóa cơ quan và da.
Chế độ dinh dưỡng hợp lý
Nghiên cứu của các nhà khoa học Mỹ thuộc Đại học Illinois mới được công bố trên tạp chí Frontiers in Aging Neuroscience, nêu khả năng lutein là dưỡng chất chứa trong cải bó xôi và một số loại rau cải lá xanh đậm khác, cũng như trong trái bơ và trứng có thể giúp làm chậm quá trình lão hóa về nhận thức.
Ngoài ra, bổ sung các loại trái cây và rau xanh cũng giúp làm chậm tốc độ lão hóa của cơ thể. Nhiều loại trái cây, đặc biệt như nho, cam, quýt... chứa rất nhiều vitamin C và sorbitol, cả hai chất này đều giúp duy trì độ ẩm trong da, do đó có thể ngăn ngừa nám, tàn nhang và các nếp nhăn. Bên cạnh đó, rau xanh chứa các dưỡng chất làm chậm các dấu hiệu lão hóa. Các chất chống oxy hóa và vitamin K có trong rau cải xoăn, lá bạc hà… có thể thúc đẩy quá trình tái tạo tế bào.
Đặc biệt, các chuyên gia lưu ý nên bổ sung các loại cá chứa nhiều vitamin A, D, E… có tác dụng làm chậm sự thoái hóa của tế bào nói chung đặc biệt là tế bào thần kinh.