Gừng là gia vị phổ biến trong ẩm thực của Việt Nam và có nhiều công dụng với sức khỏe. Tuy nhiên nó cũng có thể gây ra những tác dụng phụ không phải ai cũng biết.
- Dấu hiệu phân biệt Covid-19 và bệnh lý tai mũi họng
- 4 lời khuyên để bảo vệ mắt và duy trì thị lực tốt
1. Cải thiện tiêu hóa, giảm buồn nôn
Chuyên gia dinh dưỡng Amber Pankonin cho biết, gừng được chứng minh giúp cải thiện nhu động ruột, tức là nó có thể hỗ trợ thức ăn đi từ miệng đến đại tràng, nhờ đó giảm đầy hơi và chướng bụng.
2. Có thể gây kích ứng miệng, họng khi tiêu thụ lượng lớn
Tiến sĩ Linsenmeyer cho biết, các hoạt chất trong gừng cũng có thể gây kích ứng niêm mạc miệng và cổ họng.
Gừng tươi thường có vị "hăng" hoặc "cay", có thể hơi mạnh hoặc gây đau, đặc biệt là đối với những người không quen với vị gừng.
3. Giảm đau, giảm viêm
Gừng có thể có lợi cho những người bị đau khớp, viêm khớp trong mùa lạnh. Gừng có chứa gingerol và shogaol có đặc tính chống viêm và có thể giúp giảm viêm.
4. Giúp giảm đau bụng kinh
Theo chuyên gia Pankonin, ngoài việc giảm viêm, đã có một số nghiên cứu cho thấy gừng có thể có hiệu quả trong việc giảm đau trong 3 - 4 ngày đầu tiên của chu kỳ kinh nguyệt.
5. Hỗ trợ giảm cân ở người thừa cân, béo phù
Gừng giàu hóa chất thực vật tự nhiên có chức năng như chất chống oxy hóa và chống viêm (nguyên nhân gây tăng cân và làm khó giảm cân), theo TS Linsenmeyer.
6. Có thể gây rối loạn đường tiêu hóa
Theo TS Linsenmeyer, mặc dù viên uống gừng được coi là khá an toàn nhưng dùng với liều lượng cao có thể gây ra những triệu chứng không mong muốn như rối loạn đường tiêu hóa (ví dụ: co thắt dạ dày, chướng bụng, đầy hơi,...).
Các hoạt chất mang lại lợi ích cho sức khỏe trong gừng cũng có thể rối loạn đường tiêu hóa khi tiêu thụ ở liều lượng cao, thường ở dạng thực phẩm bổ sung.
(Theo ETNT)