Bổ sung thực phẩm có tính kiềm sẽ giúp ức chế các tế bào ác tính, nhờ vậy mà ngăn ngừa ung thư và trẻ đẹp hơn.
- Thói quen uống cà phê tốt nhất để kéo dài tuổi thọ theo nghiên cứu khoa học
- 6 loại ung thư đặc biệt thích "nhắm" vào nam giới: Quý ông không thể không để tâm, kẻo bị "đoạt mạng" bất thình lình
Sức khỏe có dồi dào hay không phụ thuộc phần lớn vào thực phẩm mà chúng ta ăn hàng ngày. Đặc biệt nếu cần phòng ngừa bệnh tật, nhất là ung thư thì phải sử dụng nhiều thực phẩm giàu tính kiềm. Vậy tính kiềm là gì và có chức năng như thế nào với sức khỏe?
Tính kiềm quan trọng với sức khỏe thế nào?
Theo các chuyên gia, cơ thể con người luôn duy trì tính kiềm nhẹ với độ pH ở mức 7,34 – 7,4. Tuy nhiên tính kiềm này rất dễ bị mất đi và axit hóa vì ô nhiễm môi trường, tia UV, khói bụi, khí thải… và thường gặp nhất là do chế độ ăn uống chưa hợp lý.
Lúc này, cơ thể sẽ không còn tính kiềm nữa mà biến thành môi trường đầy axit. Nếu axit quá nhiều sẽ làm tăng nguy cơ mắc các bệnh mãn tính như tiểu đường, bệnh dạ dày, đường ruột và ung thư. Bác sĩ từng đoạt giải Nobel Sinh lý học và Y khoa năm 1931 - Otto Warburg, đã khẳng định các tế bào ung thư có tính axit, trong khi tế bào khỏe mạnh lại mang tính kiềm.
Thông thường, cơ thể chúng ta có cơ chế tự tiết ra enzyme để cân bằng axit dư thừa. Nhưng nếu lượng axit này vượt quá mức giới hạn, cơ thể phải lấy chất kiềm dự trữ để trung hòa phần axit dư thừa này. Khi các khoáng chất kiềm hao hụt thì còn ảnh hưởng nghiêm trọng đến răng, tóc và sức khỏe xương.
Chính vì lý do trên, chúng ta cần phải tăng cường kiềm thông qua chế độ ăn uống hàng ngày. Cơ thể càng giàu tính kiềm thì hệ miễn dịch càng được nâng cao, phòng tránh được nhiều loại bệnh do thừa axit gây ra. Sau đây là 5 thực phẩm giàu tính kiềm, nếu có thể hãy ăn hàng ngày để phòng ngừa ung thư.
5 thực phẩm giàu tính kiềm, phòng chống ung thư hiệu quả
1. Dâu tằm
Loại quả này giàu tính kiềm bậc nhất, kết hợp cùng chất resveratrol đặc trưng làm giảm sự sản sinh của tế bào ung thư ruột kết, ung thư da, ung thư tuyến giáp… Dâu tằm còn chứa nhiều chất chống oxy hóa giúp ngăn ngừa sự phát triển và lây lan của các khối u ác tính.
Thêm vào đó, quả dâu tằm còn có công dụng nâng cao sắc đẹp. Nhờ chất resveratrol kết hợp cùng beta-carotene sẽ giúp bảo vệ da khỏi tác hại từ tia UV, giảm nếp nhăn và chống lão hóa hiệu quả. Bạn có thể ăn trực tiếp hoặc làm siro dâu tằm cho cả nhà cùng thưởng thức.
2. Tỏi
Là loại gia vị quen thuộc trong mọi món ăn, tuy nhiên lại khá ít người thích tỏi vì chúng khá cay và có mùi hăng. Theo các chuyên gia, dù khó ăn nhưng tỏi lại giàu tính kiềm giúp trung hòa axit có trong các loại thực phẩm như thịt, cá, trứng. Tỏi còn ngăn các tế bào tốt suy giảm và nâng cao hệ miễn dịch cho cơ thể.
Bên cạnh đó, hợp chất allicin trong tỏi còn kháng khuẩn và kháng nấm hiệu quả, giúp cơ thể bớt các bệnh nhiễm trùng. Tỏi cũng giúp giải độc hiệu quả bằng cách tăng cường sản xuất glutathione, hỗ trợ cơ thể loại bỏ độc tố từ gan và đường ruột ra nhanh hơn.
3. Dưa chuột
Loại củ quen thuộc này không chỉ giàu nước, giàu chất xơ mà còn giàu tính kiềm giúp trung hòa axit trong cơ thể và cải thiện hệ tiêu hóa. Đặc biệt hơn, dưa chuột còn sở hữu 2 chất lariciresinol và pinoresinol có tác dụng giảm nguy cơ ung thư tuyến tiền liệt, ung thư buồng trứng và ung thư tử cung xuống thấp.
Dưa chuột có hàm lượng calo thấp nên giúp giảm cân tốt. Phụ nữ nên dùng dưa chuột tươi hoặc uống nước ép đều có tác dụng đào thải độc tố ra khỏi cơ thể. Lượng vitamin E trong dưa chuột sẽ làm liền sẹo và thúc đẩy tái tạo tế bào, giúp chị em vừa ngừa bệnh lại còn tươi trẻ hơn.
4. Rau bina
Có thể khẳng định rằng đây là loại rau "đa năng" bậc nhất vì chúng sở hữu cực nhiều lợi ích. Rau bina có tính kiềm cao, giúp đường ruột giảm axit và đào thải độc tố ra ngoài nhanh chóng. Ngoài ra, rau bina còn giàu chất diệp lục giúp cân bằng độ pH trong cơ thể, nâng cao tính kiềm và phòng ngừa ung thư.
Ăn rau bina hàng ngày là cách đơn giản để tăng cường cơ bắp, ngừa thiếu máu, cải thiện sức khỏe tim mạch và giảm nguy cơ ung thư. Người bị cholesterol cao cũng nên dùng loại rau này vì hàm lượng kiềm sẽ kiểm soát cholesterol tốt hơn, không để chúng vượt mức nguy hiểm.
5. Chanh
Chanh được các chuyên gia đánh giá là một trong những thực phẩm giàu tính kiềm bậc nhất. Tuy chanh có axit nhưng khi đi vào cơ thể, chúng sẽ tự chuyển hóa thành kiềm và giúp ngăn ngừa nhiều bệnh mãn tính, trong đó có ung thư.
Bạn nên sử dụng chanh thường ngày bằng cách uống 1 ly chanh mật ong vào mỗi sáng. Khi ăn salad trộn có thể vắt thêm chút chanh cho thơm ngon. Tuy nhiên cũng không nên dùng quá nhiều chanh trong 1 ngày, nhất là không uống buổi tối vì vitamin C trong chanh sẽ gây mất ngủ.
Theo Bestchinanews, NDTV