Vào những ngày trời se lạnh, còn gì hấp dẫn hơn việc cả nhà quây quần cùng thưởng thức một nồi lẩu ấm nóng. Chẳng biết từ khi nào, lẩu đã là món ăn được cả trẻ em lẫn người già yêu thích vì dễ ăn, tiện chế biến.
- Chuyên gia khuyến cáo: 4 lưu ý khi ăn lẩu để bảo vệ sức khỏe cả nhà
- Chị em phải biết: Ăn lẩu nhớ tránh xa những loại rau dù ngon nhưng dễ gây độc tố
Ăn lẩu thường xuyên dẫn đến ung thư trực tràng?
Thời gian gần đây trên MXH đã lưu truyền thông tin ăn lẩu thường xuyên có thể dẫn đến bệnh ung thư trực tràng khiến rất nhiều người lo sợ. Nguyên nhân được lý giải đó là do: "Lẩu là món ăn được đun sôi liên tục trong thời gian dài. Trong quá trình ăn lẩu khiến các axit amin của thực phẩm bị hòa tan trong nước, sinh ra lượng lớn nitrite có khả năng gây ung thư.
Ngoài ra, khoang miệng, cuống họng và dạ dày của người chịu được mức nhiệt là 50-60 độ C, nếu chúng ta ăn nóng có thể dẫn đến tổn thương niêm mạc, gây bệnh viêm dạ dày cấp tính hoặc viêm thực quản cấp tính làm viêm loét dạ dày, thậm chí hình thành khối u trong ống tiêu hóa".
Bàn giải về món lẩu, PGS.TS Nguyễn Duy Thịnh (Viện Công nghệ Sinh học và Thực phẩm, Đại học Bách khoa Hà Nội) cho biết: Lẩu là món ăn có xuất xứ từ Trung Quốc, theo tiếng Quảng Đông lẩu có nghĩa là cái lò. Thực chất đây là một món canh, nhưng vì Trung Quốc có khí hậu lạnh nên người dân đã chuẩn bị bếp lò trong lúc ăn để nồi canh không bị nguội.
Trả lời về việc ăn nhiều lẩu có thể gây bệnh ung thư, viêm loét dạ dày, tổn thương niêm mạc… PGS. Thịnh cho rằng đây là điều không đúng, không có cơ sở khoa học.
"Thông thường khi ăn lẩu, ai cũng sẽ vừa ăn vừa thổi, xì xụp để món ăn nguội bớt chứ không có ai ăn và nuốt những thứ nóng bỏng để có thể gây tổn thương niêm mạc, gây bệnh viêm dạ dày cấp tính cả.
10 năm vẫn ám ảnh với bệnh nhân chết trẻ: Bác sĩ tiết lộ 7 "bí quyết vàng" để chống ung thư tận gốc
Thực chất lẩu là một món canh, trong đó chúng ta cho vào thịt, cá, rau… cũng giống như việc nấu canh trong gia đình thôi mà. Nếu ăn lẩu gây ung thư thì chẳng nhẽ ăn canh cũng có thể gây ra căn bệnh nguy hiểm này?", PGS. Thịnh nói.
Vị chuyên gia cũng cho biết các món ăn hàng ngày của chúng ta cũng có thể chứa nitrate tuy nhiên không phải cứ có chất này là gây ung thư vì cơ thể người có khả năng đào thải, nitrate phải vượt ngưỡng quy định thì mới có thể gây ra bệnh. Hiện vẫn chưa có nghiên cứu nào nói lượng nitrate trong món lẩu là vượt ngưỡng quy định, tất cả chỉ là nói theo cảm tính.
Hiện vẫn chưa có nghiên cứu nào nói lượng nitrate trong món lẩu là vượt ngưỡng quy định, tất cả chỉ là nói theo cảm tính.
Bên cạnh đó, cũng có nhiều nguồn tin cho biết, việc sử dụng đồ ăn tái nhúng qua nước lẩu nóng không thể tiêu diệt được ký sinh trùng bám trên thực phẩm khiến con người dễ mắc các bệnh về đường tiêu hóa. PGS. Thịnh cho hay không chỉ là ăn lẩu mà ăn canh hay bất cứ món nào khác cũng có thể gây ra bệnh nếu ăn theo cách này. Với thực phẩm, nếu muốn ngon và an toàn thì phải nấu chín đúng mức của nó.
"Món lẩu không tự gây ra bệnh mà cách chúng ta ăn mới tạo ra bệnh"
PGS.TS Nguyễn Duy Thịnh khẳng định mọi người có thể thoải mái ăn lẩu mà không lo hiểm họa gì cho sức khỏe, lẩu chỉ là món ăn bình thường như mọi món ăn khác. Không chỉ Việt Nam, mà Trung Quốc, Nhật Bản, Hàn Quốc hay Nga cũng sử dụng món này.
Tuy nhiên, vị chuyên gia khuyến cáo việc ăn lẩu sẽ gây ra họa nếu như mọi người "ăn ẩu", cụ thể là: Không đợi thực phẩm chín đúng mức đã vội vàng ăn, rau rửa không đủ độ sạch khiến nó vẫn còn sót lại ký sinh trùng, dùng đũa để gắp đồ sống lẫn đồ chín…
PGS. Thịnh nhắc nhở khi ăn lẩu quy tắc quan trọng nhất mà mọi người cần nhớ đó là "Chín ra chín, sống ra sống" – Đó cũng là quy tắc ăn dành cho tất cả các loại món ăn.
Cuối cùng, vị chuyên gia không quên khẳng định: "Món lẩu không tự gây ra bệnh mà cách ăn, cách sử dụng của con người mới tạo ra bệnh".