Nhiều người chọn món lẩu cho bữa ăn gia đình đông người nhưng lại mắc những sai lầm nghiêm trọng khi ăn gây ảnh hưởng không tốt tới sức khỏe.
- Chế độ ăn uống khoa học mà bạn cần áp dụng ngay để có được làn da sạch mụn
- Áp dụng ngay chế độ ăn uống khoa học này giúp bạn có làn da sạch mụn bất ngờ
1. Thứ tự nhúng của các món ăn
Hầu hết mọi người thường yêu thích món thịt và nhúng nó ngay vào nồi lẩu khi bắt đầu bữa ăn. Khi đó, thịt sẽ tiết ra một lớp dầu dày nổi lên dưới đáy nồi trước khi chúng ta bắt đầu nhúng rau và các loại thức ăn chính khác, chất dinh dưỡng sẽ chuyển hóa thành một lượng lớn axit béo bão hòa không tốt cho cơ thể.
Do đó, khi ăn lẩu, trước tiên bạn nên chọn một ít khoai tây hay các loại rau khác, đặc biệt là khi bạn ăn lẩu cay, hoặc khi bạn muốn uống bia rượu, rau và thực phẩm có tinh bột có thể bảo vệ dạ dày.
2. Ăn mỳ nấu trong nước lẩu
Trước khi kết thúc bữa ăn, rất nhiều người chọn một bát mỳ nhúng chan với nước lẩu. Tuy nhiên, món ăn này không được thực sự khuyến khích. Ngoài vấn đề về dầu và chất béo, có rất nhiều axit amin trong nước lẩu của các loại thịt khác nhau. Nước lẩu được đun nóng liên tục trong 1-2 giờ đồng hồ, các axit amin này có thể dễ dàng kết hợp với nitrit có trong rau nấu chín để tạo thành nitrosamine gây ung thư.
3. Thời gian ăn lẩu không nên kéo dài
Thông thường chúng ta có thói quen ngồi bàn lẩu lai dai, chuyện trò kết hợp ăn uống kéo dài. Vì món ăn lúc nào cũng nóng sốt, thơm ngon. Tuy nhiên, các chuyên gia dinh dưỡng lại khuyên rằng khi ăn lẩu bạn không nên ngồi quá 2 tiếng. Vì nếu thời gian ăn quá lâu sẽ khiến hàm lượng cholesterol trong máu tăng cao, dạ dày, đường ruột liên tục làm việc, dịch tiêu hoá bài tiết giảm đi dẫn đến rối loạn tiêu hóa.
4. Thay nước lẩu nếu ăn lâu
Chuẩn bị sẵn nhiều nước lẩu để có thể đổ thêm hoặc thay khi ngồi ăn lâu. Khi nước lẩu đun quá lâu sẽ khiến hàm lượng nitrit tăng cao, vitamin bị phân hủy, chất béo khi đó là bão hòa, gây hại cho cơ thể nhất là tim mạch, huyết áp. Do đó, nên thay nước lẩu sau 60 phút là tốt nhất.
5. Những người nên kiêng ăn lẩu
- Lẩu Thái chua cay không thích hợp với người bị bệnh dạ dày. Chất cay trong lẩu sẽ gây tổn thương đến dạ dày, tuyến tụy. Do đó, những người mắc bệnh dạ dày, đường tiêu hóa yếu không nên ăn các loại lẩu nhiều chất đạm, hải sản mà nên chọn lẩu nấm hay lẩu thanh đạm sẽ tốt hơn.
- Những người mắc bệnh tiểu đường, cao huyết áp, mỡ máu, phong thấp nên ít ăn hoặc không nên ăn lẩu nhiều đạm mỡ.
- Lẩu chứa nhiều gia vị, thực phẩm đôi khi không để ý sẽ có nguy cơ gây hại cho thai nhi vì vậy phụ nữ có thai nên hạn chế ăn lẩu.