Cây mật nhân có tác dụng gì và cách sử dụng hiệu quả ra sao?

Sống khỏe 21/08/2019 17:32

Cây mật nhân là cây thuốc quý hiếm giúp chữa được nhiều bệnh được tương truyền trong dân gian. Tuy nhiên, thực tế vẫn còn nhiều người mơ hồ về tác dụng mà cây thuốc này mang lại và chưa biết sử dụng đúng cách. Vậy, Cây mật nhân có tác dụng gì?

1. Sơ lược về cây mật nhân

cay mat nhan co tac dung gi anh 1
Cây mật nhân là cây thuốc quý hiếm giúp chữa được nhiều bệnh

Cây mật nhân được dân gian hay còn được gọi với tên là cây bách bệnh, cây bá bệnh, cây hậu phác nam. Sở dĩ có tên gọi này là bởi cây thuốc này có khả năng chữa bách bệnh hiệu quả. 

Cây còn một số tên gọi khác nữa ở những quốc gia khác như: Tongkat ali (Malaysia), Pasak bumi (Indonesia), Tho nan (Lào), Anton Sar, antogung sar (Campuchia) và longjack ( tên Tiếng Anh)… Đây là giống cây thuộc họ thanh thất Simaroubaceae, chi Eurycoma.

Cây thường mọc phổ biến ở khắp nước ta, tuy nhiên phổ biến nhất là ở các tỉnh miền trung. Kết quả nhiều nghiên cứu cho thấy, cây mật nhân ở Việt Nam thường có tác dụng cao hơn so với xuất xứ từ những nước khác. Cây mật nhân có tác dụng gì? là điều không phải ai cũng nắm rõ.

2. Đặc điểm của cây mật nhân

Cây cao khoảng 15m, thường hay mọc chủ yếu là ở dưới những tán lá của các vòm cây lớn hơn. Có lông bao phủ xung quanh thân cây. Lá cây thuộc loại lá kép, không có cuống lá, mỗi cành lá thường có từ 13 – 42 lá nhỏ đối, xen kẽ nhau. Lá cây mật nhân thường có mặt trên màu xanh, mặt ở dưới lá màu trắng.

Ngoài ra, cây mật nhân còn có những đặc điểm khác như: chỉ xuất hiện một loại hoa đực hoặc hoa cái cho mỗi loại cây, hoa có màu đỏ nâu, mọc thành từng bọc. Thời gian hoa nở là vào trong khoảng tháng 3 và tháng 4 mỗi năm. 

cay mat nhan co tac dung gi anh 2
Lá cây và rễ cây mật nhân

Có nhiều nhánh lá rất nhỏ. Quả có màu xanh, khi quả chín sẽ chuyển sang màu đỏ sẫm, hình quả trứng, hơi dẹt, có rãnh ở khoảng giữa. Thường ra quả vào mỗi tháng 5-6. Trong mỗi quả chứa 1 hạt, bề mặt của hạt thường bám nhiều lông ngắn.

Bộ phận chủ yếu làm thuốc: 

Trừ phần lá ra thì hầu hết các bộ phận của cây mật nhân như thân rễ, vỏ thân và quả đều có thể sử dụng để làm thuốc.

3. Thành phần hóa học của bá bệnh 

Cây bá bệnh có vị đắng, tính mát, quy vào kinh can thận. Theo nhiều nghiên cứu phân tích, các hợp chất thành phần của vị thuốc bá bệnh bao gồm:

Chất đắng trong vỏ cây: Eurycomalacton, 2. 6 dimethoxy benzoquinone

Hợp chất quassinoid: Longilactone, 15-β-dihydroxy klaineana hay eurycomalacton …

Các alcaloid : Bao gồm carbolin và 10-dimethoxycanthin

Hợp chất triterpen: Niloticin, piscidinol A, và hy spidron

Một số hoạt chất khác: campesterol, β-sitosterol, eurycoinanol, 2-O-β-D-glucopyranoside, 6 – dion…

4. Cây mật nhân chữa bệnh gì?

- Tăng cường sinh lực cho phái mạnh 

Cây mật nhân giúp cho cơ thể phái mạnh tăng tiết hooc môn nam tự nhiên và kích thích khả năng sinh lý. Không những vậy, dùng loại cây thảo dược này còn là cách giúp tăng cường  sự hưng phấn, bổ thận, giúp duy trì trạng thái cường dương. 

cay mat nhan co tac dung gi anh 3
Cây mật nhân giúp tăng cường sinh lực cho phái mạnh 

Bên cạnh đó, lợi ích của cây mật nhân còn là giúp khắc phục những trường hợp bị tinh dịch kém, xuất tinh sớm đặc biệt mang đến hiệu quả tốt. Ngoài ra, cây mật nhân còn giúp hỗ trợ điều trị, phòng ngừa tăng số lượng tinh trùng, tinh dịch, mật độ tinh trùng lưu động.

- Giảm lo lắng, căng thẳng

Thành phần anxiolytic trong cây mật nhân có công dụng giảm lo lắng, stress, tăng cường trí nhớ, hoạt động trí óc. Đây còn là loài cây có thể giúp giảm sốt và giữ ấm cơ thể.

- Bảo vệ gan

Mật nhân mang đến hiệu quả tốt với lá gan, giúp giải được rượu mạnh. Kết hợp cây thuốc nam quý này với cây cà gai leo sẽ góp phần hồi phục chức năng sinh lý khi nam giới mắc bênh xơ gan và bia rượu nhiều.

cay mat nhan co tac dung gi anh 4

 Kết hợp cây mật nhân với cà gai leo sẽ mang đến hiệu quả tốt với lá gan

Kết quả nhiều nghiên cứu khoa học hiện đại cho thấy, dùng cao mật nhân có tác dụng làm chậm quá trình hư biến của gan, giúp hạ men gan và làm tăng sự tái tạo tế bào gan.

- Chữa trị ăn uống không tiêu, khí huyết kém

Cây mật nhân trị bệnh gì? Cây mật nhân chữa bệnh dạ dày hiệu quả và có tác dụng lớn trong điều trị những chứng bệnh như ăn uống không tiêu, đầy bụng, no hơi, gân xương yếu mỏi,  khí hư huyết kém, tả lỵ, nôn mửa, cảm mạo, tẩy giun, say rượu.

Để phát huy cao hiệu quả chữa trị những căn bệnh trên, người bệnh cần biết cách sử dụng cây mật nhân chính xác

- Cây mật nhân trị bệnh tiểu đường

Dùng cây mật nhân chữa bệnh tiểu đường nhờ vào những tác động sau:

cay mat nhan co tac dung gi anh 5
Cây mật nhân trị bệnh tiểu đường

- Có tác dụng giúp ổn định lượng đường huyết và làm chậm quá trình hấp thụ glucose có trong ruột vào máu.

- Tăng hoạt tính của insulin trong cơ thể nhiều hơn và tăng độ nhạy cảm insulin cao. 

- Tăng quá trình sản xuất insulin giúp kích thích hoạt động của tế bào beta trong tuyến tụy.

- Làm giảm quá trình hấp thu đường glucose từ ruột vào máu.

- Lượng insulin sinh ra sẽ có chất lượng tốt hơn.

Ngoài ra cây mật nhân còn có những tác dụng như: Hỗ trợ điều trị những bệnh về xương khớp, giảm đau, giảm các triệu chứng đau nhức của bệnh gút, giúp thanh nhiệt, giải độc cơ thể, tẩy giun, sán.

5. Cách sử dụng cây mật nhân chữa bệnh

- Cách ngâm rượu 

Cách 1: Ngâm 1 kg  rễ mật nhân thái lát và làm sạch với 10 lít rượu ngon. Đậy nắp bình cho kín và để nơi khô ráo, thoáng mát. Với cách ngâm rượu cây mật nhân trị bệnh tiểu đường này,  sau 20 ngày thì bạn có thể đem ra sử dụng.

cay mat nhan co tac dung gi anh 6
Rượu mật nhân

Cách dùng: Dùng khoảng 20 đến 50ml rượu/ngày. Uống trong bữa ăn hoặc sau khi ăn. Để dễ uống hơn, bạn có thể cho thêm 500- 700g nho khô vào cùng 1 kg mật nhân.

Cách 2: 

Chuẩn bị 20g rễ mật nhân, 10g chuối khô đem nướng vàng. Đem ngâm chung cùng với 1 lít rượu ngon. Sau thời gian 7 ngày, bạn lấy ra sử dụng. Uống khoảng 3 lần/ngày với mỗi lần dùng 1 ly nhỏ khoảng 30ml.

- Sắc nước cây mật nhân uống để điều trị bệnh

Nếu bạn không uống được rượu, vậy thì có thể dùng 20g cây mật nhân thái lát, phơi khô pha cùng với nước sôi 85 độ C hoặc cho vào nồi đun sun, sau đó vặn lửa liu riu để lấy hết chiết xuất mật nhân. Chắt lấy nước và uống thay trà mỗi ngày.

Cách dùng:

Nên dùng ngày 3 lần, mỗi lần 3 bát. Dùng khoảng 15g và tăng dần lên 3g mỗi ngày theo đơn của thầy thuốc.

cay mat nhan co tac dung gi anh 7
Sắc nước cây mật nhân uống để điều trị bệnh

- Tán thành bột

Dùng mật nhân khô để đem tán thành bột mịn. Sau đó cho vài giọt nước sôi hoặc mật ong vào trộn chung và đem vo thành từng viên.

Cách dùng: Dùng theo liều 6g/ ngày, sau đó tăng lên khoảng 1g/ ngày tới mức 10g/ ngày. Chia ra thành 3 lần uống sau khi ăn. 

Ngoài ra, bạn cũng có thể lấy phần vỏ hoặc rễ cây mật nhân đã được phơi khô. Tiếp đến tẩm rượu và sao vàng sắc với nước uống hàng ngày.

cay mat nhan co tac dung gi anh 8
Dùng mật nhân khô để đem tán thành bột mịn

6. Những đối tượng nào nên kiêng dùng bá bệnh?

Không phải ai cũng có thể dùng được cây bá bệnh. Có không ít người gặp tác dụng phụ ngoài ý muốn khi dùng dược liệu này, thậm chí khiến bệnh tình thêm trầm trọng. Tránh sử dụng cây bá bệnh cho những trường hợp sau:

- Phụ nữ mang thai

- Người có thể trạng yếu

- Người bị các bệnh về gan, mật, dạ dày

- Trẻ em dưới 10 tuổi

- Bệnh nhân đái tháo đường

- Những trường hợp bị bệnh tim mạch

- Bệnh nhân đang mắc phải các vấn đề ở tuyến tiền liệt như: Bị viêm, u hay phì đại tuyến này.

Với những thông tin chia sẻ trên, chắc hẳn bạn đã có thể nắm được Cây mật nhân có tác dụng gì. Tóm lại, cây mật nhân tuy không phải là vị thuốc có thể chữa được bách bệnh như lời đồn đại nhưng nó là một cây thuốc quý mang đến nhiều hiệu quả trong chữa bệnh. Đặc biệt, dùng cây mật nhân mang đến là bí quyết giúp nam giới tăng cường sức khỏe sinh lý và duy trì bền vững hạnh phúc gia đình.

Nếu sử dụng thường xuyên sẽ giúp khắc phục tình trạng bệnh tốt. Hy vọng với những kiến thức trên, bạn đọc sẽ biết sử dụng cây mật nhân chữa bệnh đúng cách. 

Những tác dụng của cây cúc tần cho sức khỏe và cách sử dụng hiệu quả nhất

Cây cúc tần là loại cây được nhiều người biết đến. Tuy nhiên, hiện nay nó không còn phổ biến như trước và tác dụng của cây cúc tần là điều không phải ai cũng nắm rõ.

TIN MỚI NHẤT