Càng hạn chế ăn cơm càng khỏe, 3 nhóm người được bác sĩ chỉ đích danh ăn ít cơm còn tốt hơn gấp bội

Sống khỏe 09/11/2022 06:03

Lời khuyến nghị trên tưởng như vô lý nhưng thật sự hữu ích đối với một số nhóm người, bạn càng giảm lượng tinh bột trắng từ cơm bao nhiêu, bạn sẽ có lợi bấy nhiêu.

Việc bạn tin rằng cơm luôn mang lại nguồn năng lượng thiết yếu, giúp duy trì sự phát triển thể chất và sức khỏe hoàn toàn đúng đắn. Ở một khía cạnh khác, cơm, bánh mì trắng thông qua quá trình xay xát, tinh chế đã làm giảm đi hàm lượng chất xơ, mangan, magiê, selen, phốt pho và nhiều chất dinh dưỡng khác bên trong. Trong khi đó, lớp vỏ cám lại là nơi chứa nhiều chất dinh dưỡng như protein, chất béo và khoáng chất.

Càng hạn chế ăn cơm càng khỏe, 3 nhóm người được bác sĩ chỉ đích danh ăn ít cơm còn tốt hơn gấp bội - Ảnh 1
Lí do bạn không nên ăn cơm. Ảnh: Internet

Chính vì vậy, cơm trắng có hàm lượng chất xơ thấp và chỉ số đường huyết cao, nếu ăn nhiều cơm có thể làm tăng lượng đường trong máu, tăng nguy cơ mắc bệnh đái tháo đường type 2. Từ đó có thể gây ra các biến chứng tim mạch như tăng huyết áp, tai biến mạch máu não, nhồi máu cơ tim…

3 nhóm người hạn chế ăn cơm

Người điều trị bệnh tiểu đường

Một phần của chế độ ăn tiêu thụ quá nhiều thực phẩm chứa đường và carbohydrate khiến đường huyết tăng. Lượng glucose dư thừa kích thích tuyến tụy tiết ra nhiều insulin. Theo thời gian, cơ thể ngừng phản ứng với insulin do lượng đường trong máu cao mạn tính, gây ra kháng insulin là dấu hiệu của những người mắc bệnh tiểu đường.

Vì có ít chất xơ và protein nên cơ thể sẽ hấp thụ các loại nguyên liệu từ bột tinh luyện nhanh hơn. Điều này dễ khiến đường huyết trong máu tăng đột ngột, thậm chí khiến cơ thể tăng cân.

Càng hạn chế ăn cơm càng khỏe, 3 nhóm người được bác sĩ chỉ đích danh ăn ít cơm còn tốt hơn gấp bội - Ảnh 2
Người bệnh tiểu đường. Ảnh: Internet

Một chén cơm chứa từ 45 đến 53 gram carbohydrate, trong khi người bệnh tiểu đường chỉ nên ăn 15 - 30 gram carbohydrate mỗi bữa ăn, theo khuyến nghị của Tổ chức về Bệnh tiểu đường của Mỹ The diaTribe Foundation.

Ngoài ra, gạo trắng là một loại carbohydrate rỗng vì nó thiếu protein và chất xơ. Và điều này có thể làm cho lượng đường trong máu của bạn tăng nhanh hơn, không giúp ích trong quá trình giảm cân.

Về khẩu phần ăn, người bệnh tiểu đường chỉ nên ăn ít hơn nửa chén cơm - chứa tối đa khoảng 25 gram carb.

Bạn có thể nghi ngờ một số nhóm thức ăn không no theo đúng nghĩa đen. Nhưng kì thực, các thực phẩm như gạo lứt, quinoa, các loại đậu, ngũ cốc nguyên hạt hay thậm chí yến mạch có thể cung cấp tất cả các giá trị dinh dưỡng mà cơ thể bạn cần. Đồng thời giúp no lâu, không tăng cân và giảm bệnh tật.

Người bị tiền tiểu đường

Tiền đái tháo đường là tình trạng rối loạn dung nạp glucose, khiến chỉ số đường huyết tăng nhưng chưa được gọi là bệnh đái tháo đường. Nếu không được can thiệp và điều trị sớm, sẽ tiến triển thành đái tháo đường type 2, có thể gây ra các biến chứng nghiêm trọng.

Với người bệnh tiểu đường, nguy cơ ăn cơm sẽ khiến bệnh nặng hơn thì đối với những người bị tiền tiểu đường nên đặc biệt chú ý đến lượng cơm của mình và sử dụng ở mức vừa phải lượng cơm, tinh bột trắng cho cơ thể.

Càng hạn chế ăn cơm càng khỏe, 3 nhóm người được bác sĩ chỉ đích danh ăn ít cơm còn tốt hơn gấp bội - Ảnh 3
Tiền tiểu đường hạn chế nạp quá nhiều tinh bột trắng. Ảnh: Internet

Một số nguy cơ nào nào dẫn đến tiền tiểu đường?

Các yếu tố làm tăng nguy cơ tiền đái tháo đường bao gồm:

- Người mắc bệnh thừa cân hoặc béo phì.

- Tiền sử gia đình (bố, mẹ, anh chị em) có người bị đái tháo đường.

- Người ít hoạt động thể lực.

- Có những yếu tố nguy cơ khác như tăng huyết áp hoặc rối loạn mỡ máu.

- Hội chứng buồng trứng đa nang và thừa cân ở phụ nữ.

- Đái tháo đường khi mang thai.

Người mắc bệnh tim mạch vành

Theo thông tin từ Đại hội Hiệp hội Tim mạch Emirates lần thứ 13 và Đại học Tim mạch Mỹ (ACC) Trung Đông 2022, chế độ ăn nhiều ngũ cốc tinh chế, bao gồm cơm trắng, bột mì trắng và bánh mì trắng, làm tăng nguy cơ mắc bệnh mạch vành sớm. Việc cơ thể bị tăng huyết áp, các căn bệnh như mỡ trong máu, tiểu đường cũng chính là nguồn cơn dẫn đến suy tim. Ngoài ra, một số hoạt động và thói quen xấu như uống rượu bia, hút thuốc là (bao gồm thụ động và chủ động) cũng chính là nguyên nhân của việc khiến bệnh tim dễ hình thành.

Càng hạn chế ăn cơm càng khỏe, 3 nhóm người được bác sĩ chỉ đích danh ăn ít cơm còn tốt hơn gấp bội - Ảnh 4
Bệnh tim mạch vành cần hạn chế ăn cơm trắng. Ảnh: Internet

Do tỷ lệ mắc bệnh tim mạch cao, nhiều người đã bắt đầu quan tâm đến việc làm thế nào để phòng ngừa căn bệnh này. Ngược lại, họ phát hiện ra, chế độ ăn nhiều ngũ cốc nguyên hạt giúp giảm nguy cơ mắc bệnh mạch vành sớm.

Chế độ ăn giàu chất xơ, các loại vitamin cũng có tác dụng tốt để giảm các căn bệnh liên quan đến tim mạch.

Một số lưu ý giúp cơ thể khỏe mạnh, phòng bệnh tật

- Bạn có một chế độ ăn uống hợp lý, bao gồm nhiều loại thực phẩm có thể đáp ứng nhu cầu của cơ thể con người về các chất dinh dưỡng khác nhau: Chế độ ăn hằng ngày nên có ngũ cốc, trái cây và rau, thịt gia cầm, cá, trứng, sữa, đậu nành và các loại hạt. Nên tiêu thụ hơn 12 loại rau và 25 loại thực phẩm đa dạng hằng tuần. Bạn có thể nạp ngũ cốc 250 ~ 400g, trái cây 200 ~ 350g, rau củ 300 ~ 500g (rau sẫm màu càng tốt), các sản phẩm từ sữa 300ml mỗi ngày, các loại hạt và đậu 25g mỗi ngày, thịt duy trì ở mức 120 ~ 200g hằng ngày.

- Khuyến cáo lượng muối ăn hằng ngày không quá 6g và dầu ăn không quá 25g, đồng thời phải đảm bảo cung cấp đủ nước cho cơ thể, tốt nhất là 1,5 ~ 1,7L nước mỗi ngày.

- Người cao tuổi cần cần lưu ý trong sinh hoạt hàng ngày, ngay cả việc tập thể dục thể thao cũng cần phải hạn chế theo tình trạng bệnh. Tốt nhất bệnh nhân hỏi ý kiến bác sĩ điều trị về mức độ tập thể dục chơi thể thao.

 

2 món ăn được mệnh danh là ‘cao thủ’ trị bệnh dạ dày, phòng ung thư, chăm ăn mỗi ngày bệnh tật chẳng còn là nỗi lo

Đối với người bệnh dạ dày hay những người thường xuyên gặp tình trạng tiêu hóa kém, 2 loại thức ăn sau đây mang lại hiệu quả tích cực.

TIN MỚI NHẤT