Ung thư khoang miệng là một tổn thương ác tính xuất hiện tại vùng khoang miệng bao gồm: lưỡi, lợi hàm dưới, niêm mạc má, sàn miệng, lợi hàm trên, khẩu cái và môi.
- Người gầy như "da bọc xương" nhưng vẫn bị béo bụng, phụ nữ hãy cẩn trọng trước 5 vấn đề mà già trẻ gì cũng mắc phải
- Đây là 3 loại nước chấm vô cùng nguy hiểm nhiều người vẫn vô tình ăn, nếu không cẩn trọng thì bệnh ung thư có thể tìm đến gia đình bạn
Ung thư khoang miệng thường được chú ý ít hơn các loại ung thư ở bộ phận khác như gan, phổi, dạ dày... nhưng thực chất số lượng bệnh nhân tử vong vì căn bệnh này không hề ít. Vào năm 2015, hơn 45.000 người Mỹ được chẩn đoán bị ung thư miệng hoặc họng. Hơn 8.000 người đã mất mạng vì ung thư, mỗi ngày đều cướp đi khoảng một mạng người mỗi giờ.
Ung thư khoang miệng là một tổn thương ác tính xuất hiện tại vùng khoang miệng bao gồm: lưỡi, lợi hàm dưới, niêm mạc má, sàn miệng, lợi hàm trên, khẩu cái và môi. Trong đó ung thư lưỡi hay gặp nhất chiếm tỷ lệ khoảng 40%.
Theo Hiệp hội Nha khoa California (CDA), ung thư miệng thường bắt đầu từ một đốm nhỏ màu đỏ hoặc trắng không dễ nhận biết hoặc đau ở đâu đó trong miệng và thường không được chú ý cho đến khi nó lan sang một phần khác của cơ thể.
Ung thư miệng có tỷ lệ sống sót cao hơn rõ rệt khi được phát hiện sớm. Vì vậy, bạn không nên chủ quan nếu thấy cơ thể xuất hiện 3 dấu hiệu dưới đây.
Những dấu hiệu của miệng nên cảnh giác với ung thư
1. Vết loét dễ chảy máu, lâu ngày khó lành
Theo trung tâm y tế học thuật Mayo clinic (Mỹ), một vết loét dễ chảy máu hoặc không lành chính là nguyên nhân dễ nhận thấy nhất của ung thư miệng.
Thông thường, vết loét miệng không có gì là nghiêm trọng, chúng có thể xuất hiện khi bạn bị nhiệt, chẳng may cắn môi, ăn quá cay gây kích thích khoang miệng... nhưng với loại loét miệng này bạn chỉ cần dùng thuốc trong 1 tuần là sẽ khỏi.
Ngược lại, nếu đó là ung thư miệng thì vết loét sẽ ngày một phát triển, khó lành, dễ tái phát. Ngoài ra, vết loét miệng của những bệnh nhân này có màu vàng hoặc đỏ.
Nếu bạn điều trị vết loét trong vài tuần mà không thấy thuyên giảm thì nên đến bệnh viện kịp thời để được thăm khám và chẩn đoán bệnh càng sớm càng tốt.
2. Thường xuyên chảy máu bất thường trong miệng
Thông thường, một người có thể bị chảy máu miệng khi bị bệnh nha chu và do đánh răng sai cách. Nhưng nếu bạn đang không gặp các vấn đề trên mà vẫn chảy máu răng miệng thường xuyên thì bạn nên đến viện khám ngay để chắc chắn mình đang không bị ung thư đường miệng.
Ngoài ra có một dấu hiệu chung mà nhiều bệnh nhân ung thư miệng mắc phải đó là máu có thể không cầm được dễ dàng. Đi cùng cảm giác đau, nhạy cảm, hoặc tê ở bất cứ đâu trong miệng hoặc trên môi. Khó nhai, nuốt, nói hoặc di chuyển hàm hoặc lưỡi.
3. Thay đổi màu môi
Người khỏe mạnh sẽ có làn môi hồng hào, căng bóng... nhưng nếu bạn thấy gần đây sắc môi của mình chuyển sang màu nhạt nhòa thì nên kiểm tra xem mình có bị thiếu máu không.
Ngoài ra cần chú ý xem có các triệu chứng khó chịu khác trong cơ thể hay không. Ví dụ như có khối u bên trong miệng, đi ngoài ra máu... những điều này làm khiến cơ thể không đủ máu và dẫn đến sự thay đổi về màu môi.
Làm sao để chúng ta có thể phòng ngừa bệnh ung thư miệng?
Nếu bạn không có những dấu hiệu bên trên thì bạn có thể tạm thời cảm thấy yên tâm vì mình không mắc ung thư khoang miệng. Tuy nhiên, bạn vẫn nên ghi nhớ những điều dưới đây để ngăn ngừa bệnh xuất hiện:
- Ngừng sử dụng thuốc lá. Sử dụng thuốc lá, dù hút hay nhai, sẽ khiến các tế bào trong miệng tiếp xúc với các hóa chất nguy hiểm gây ung thư.
- Chỉ uống rượu ở mức độ vừa phải. Đối với người lớn khỏe mạnh, tối đa một ly mỗi ngày đối với phụ nữ ở mọi lứa tuổi và nam giới trên 65 tuổi, tối đa hai ly mỗi ngày đối với nam giới từ 65 tuổi trở xuống.
- Tránh để môi tiếp xúc với ánh nắng mặt trời quá nhiều. Bảo vệ da môi khỏi ánh nắng mặt trời, đội mũ rộng vành có tác dụng che nắng toàn bộ khuôn mặt, bao gồm cả miệng.
- Gặp nha sĩ thường xuyên. Hãy yêu cầu nha sĩ kiểm tra toàn bộ miệng của bạn để tìm những vùng bất thường có thể cho thấy ung thư miệng hoặc những thay đổi tiền ung thư.