Theo các chuyên gia, đây là những bệnh ung thư dễ di truyền nhất, nếu trong gia đình có 1 người mắc cần đi khám càng sớm càng tốt.
- 7 thói quen gây ung thư cổ tử cung, chị em vô tư làm hàng ngày mà không biết
- Chuyên gia y học Nhật Bản đã 70 tuổi nhưng sức khỏe vẫn như 20 tuổi, bí quyết của ông vô cùng đơn giản
Một nghiên cứu được thực hiện bởi các nhà khoa học của Đại học Harvard công bố trên Tạp chí Hiệp hội Y khoa Hoa Kỳ năm 2016 đã chỉ ra, có ít nhất 22 loại bệnh ung thư sẽ di truyền từ đời này sang đời khác.
1. Ung thư gan
Ung thư gan là căn bệnh dễ di truyền, trong gia đình nếu bố mẹ mắc ung thư gan thì con cái cần tiến hành tầm soát ung thư càng sớm càng tốt. Nghiên cứu cho thấy, mẹ mang trong mình virus viêm gan B thì con sau khi sinh ra có nguy cơ mắc ung thư gan cao hơn bình thường.
Chuyên gia khuyến cáo, trong gia đình có người bị viêm gan thì các thành viên cần đi tiêm phòng, hạn chế dùng chung bộ đồ ăn để giảm nguy cơ lây truyền viêm gan.
2. Ung thư vú
Ung thư vú phổ biến ở nữ giới và có khả năng di truyền từ mẹ sang con. Sự di truyền của bệnh này liên quan đến gen BRCA1 và BRCA 2, khi 2 gen này bị đột biến sẽ dẫn tới ung thư.
Trong gia đình nếu mẹ mắc ung thư vú thì con cái cần đi khám ngay và kiểm tra thường xuyên để kịp thời phát hiện, ngăn chặn sự phát triển của bệnh.
Những người có nguy cơ mắc ung thư vú do di truyền cần duy trì lối sống lành mạnh, tập luyện thường xuyên, xây dựng chế độ ăn đầy đủ dinh dưỡng.
3. Ung thư vòm họng
Tỷ lệ mắc ung thư vòm họng do di truyền khá cao. Các nghiên cứu lâm sáng và dịch tễ học đã chỉ ra, bệnh ung thư vòm họng bị ảnh hưởng nhiều từ yếu tố gia đình và môi trường.
Do đó, để giảm thiểu nguy cơ mắc ung thư vòm họng, bạn nên tránh ăn thực phẩm quá nóng, không hút thuốc, tránh hít phải khói thuốc. Gia đình có người bị ung thư thì nên đi tầm soát và kiểm tra định kỳ.
4. Ung thư dạ dày
Ung thư dạ dày là do đột biến gen gây ra rối loạn trong chu kỳ phát triển bình thường của tế bào từ đó khiến tế bào phát triển 1 cách quá mức và hình thành khối u. Một số nguyên nhân gây ung thư dạ dày như: Di truyền, tác động từ môi trường như hóa chất, tia phóng xạ...
Khảo sát cho thấy, trong số bệnh nhân ung thư dạ dày, 10% có xu hướng di truyền da đình. Người nhà của bệnh nhân mắc ung thư dạ dày có nguy cơ mắc cao gấp 2 - 3 lần so với người bình thường.
Do đó, bạn nên tầm soát ung thư sớm, nội soi dạ dày thường xuyên. Khi thấy cơ thể xuất hiện một số triệu chứng như đau bụng trên, đầy bụng, sụt cân... thì nên đi khám ngay.
5. Ung thư đại trực tràng
Trên thực tế, ung thư đại trực tràng không phải là bệnh di truyền hoàn toàn nhưng vẫn có 1 phần di truyền nhất định. Theo đó, nếu trong nhà có 1 người bị ung thư đại trực tràng thì nguy cơ mắc của người thân sẽ cao hơn so với bình thường.
Những trẻ bị mắc bệnh này có liên quan rất lớn tới yếu tố di truyền.