Để phòng ngừa các yếu tố có thể gây đột quỵ, người trẻ tuổi nên chủ động thăm khám tầm soát nguy cơ đột quỵ, đồng thời điều chỉnh lối sống, thói quen sinh hoạt, ăn uống lành mạnh hơn.
- Hơn 300 triệu người mắc trầm cảm: Nguyên nhân do đâu, dấu hiệu nào nhận biết?
- Tắm trước hay sau khi ăn để tốt cho sức khỏe?
Đột quỵ ở người trẻ là trường hợp nhóm đối tượng dưới 45 tuổi bị đột quỵ, do xuất huyết não hoặc tắc nghẽn mạch máu não. Nếu trước đây các trường hợp đột quỵ thường chỉ xảy ra ở người trung niên và người cao tuổi (trên 65 tuổi) thì hiện nay, đột quỵ đang ngày càng trẻ hóa.
Theo các thống kê của Bộ Y tế, tại Việt Nam, tỷ lệ người trẻ và người trung niên bị đột quỵ chiếm đến ⅓ trong tổng số các trường hợp đột quỵ. Tỷ lệ đột quỵ ở người trẻ tuổi cũng đang tăng ở mức 2% mỗi năm, với số người bệnh là nam giới cao gấp 4 lần nữ giới.
Những yếu tố làm tăng nguy cơ đột quỵ ở người trẻ
Mất ngủ kéo dài
Mất ngủ kéo dài ảnh hưởng rất lớn đến sức khỏe và thúc đẩy các bệnh như rối loạn lipid máu, cao huyết áp, xơ vữa động mạch, béo phì…
Căng thẳng, lo âu
Đây là vấn đề đáng lo ngại của giới trẻ và là hệ quả của lối sống hiện đại và đời sống công nghiệp. Một nghiên cứu ở Anh cho thấy những người làm việc hơn 55 giờ/tuần và thường xuyên bị căng thẳng có nguy cơ đột quỵ cao hơn 30% so với người bình thường.
Có lối sống không lành mạnh
Hút thuốc lá, sử dụng rượu, chất kích thích, lười vận động... có thể làm tăng nguy cơ huyết khối, là nguyên nhân dẫn đến thiếu máu não và đột quỵ.
Chủ quan về sức khỏe
Tuổi trẻ, đặc biệt là độ tuổi từ 20 đến 30, thường chủ quan về việc phòng ngừa, sàng lọc và điều trị để loại trừ nguy cơ đột quỵ. Để phòng ngừa các yếu tố có thể gây đột quỵ, người trẻ tuổi nên chủ động thăm khám tầm soát nguy cơ đột quỵ, đồng thời điều chỉnh lối sống, thói quen sinh hoạt, ăn uống lành mạnh hơn.
(Theo Bệnh viên đa khoa Hà Nội)