Dạ dày là bộ phận đóng vai trò quan trọng trong tiêu hóa, khi nó có vấn đề sẽ xuất hiện 4 dấu hiệu cảnh báo để bạn nhận ra và điều trị đúng cách, đảm bảo sức khỏe.
- 4 dấu hiệu cho thấy hệ miễn dịch của bạn đang xuống cấp trầm trọng
- 4 loại thực phẩm trong tủ lạnh là "đồng bọn" của tế bào ung thư gan, chuyên gia khuyên bạn nên ăn ít
1. Bị đầy hơi
Thông thường dù bạn ăn no căng bụng thì sau khoảng 30 phút dạ dày hoạt động, cảm giác này sẽ dần biến mất.
Tuy nhiên, khi dạ dày bị tổn thương ở mức độ nhất định, nhu động dạ dày không hoạt động như bình thường khiến thức ăn không được tiêu hóa kịp thời. Nếu bạn luôn cảm thấy đầy hơi sau khi ăn, có thể dạ dày của bạn đang gặp vấn đề.
Bệnh về dạ dày sẽ làm chức năng tiêu hóa giảm sút và tạo ra cảm giác đầy hơi sau khi ăn.
2. Buồn nôn, nôn
Sau khi ăn có cảm giác buồn nôn và nôn thì khả năng cao dạ dày đang không được khỏe. Khi chức năng dạ dày yếu, thức ăn không được tiêu hóa và hấp thụ hết sinh ra đầy hơi, chướng bụng. Nó còn tạo áp lực lên dạ dày và gây ra cảm giác buồn nôn, nôn.
3. Miệng có mùi hôi hoặc ợ chua
Miệng có mùi hôi, ợ chua, trào ngược axit dạ dày sau khi ăn là dấu hiệu cho thấy niêm mạc dạ dày bị tổn thương. Một khi niêm mạc dạ dày không còn khỏe mạnh như ban đầu, quá trình hấp thụ các chất dinh dưỡng sẽ chậm lại dẫn tới chán ăn và các bệnh lý khác.
Trong khi đó, tình trạng trào ngược axit, ợ chua xảy ra trong thời gian dài thì các chất trong cơ thể như pepsin, dịch mật, axit dạ dày sẽ đi vào thực quản và làm tổn thương thực quản.
4. Đi vệ sinh ngay sau khi ăn
Nếu vừa ăn xong bữa ăn mà có cảm giác muốn đi vệ sinh luôn thì có nghĩa là dạ dày của bạn đang không hoạt động bình thường. Cảm giác muốn đi vệ sinh ngay sau khi ăn chứng tỏ dạ dày chưa kịp tiêu hóa hết thức ăn mà đã đưa trực tiếp vào cơ quan trao đổi chất.
Ở trạng thái khỏe mạnh, thức ăn được đưa vào cơ thể rồi đi đến cơ quan tiêu hóa. Tại diễn ra quá trình tiêu hóa trao đổi chất. Sau đó, các bã thức ăn mới được đưa đến cơ quan bài tiết để đào thải ra ngoài.
Quá trình này thường kéo dài hơn 1 giờ đồng hồ.Không giống với nhiều căn bệnh khác, nếu bệnh nhân chú ý theo dõi biểu hiện bất thường của cơ thể, họ hoàn toàn có khả năng phòng và chữa bệnh ung thư dạ dày. Vậy trong giai đoạn đầu, bạn sẽ gặp phải những triệu chứng như thế nào?
7 dấu hiệu cảnh báo ung thư dạ dày cần lưu ý
- Các cơn đau bụng xuất hiện từng đợt, ngày càng trầm trọng và không thuyên giảm dù đã dùng thuốc.
- Sưng bụng, đầy bụng bất thường sau khi ăn kèm cảm giác khó chịu, buồn nôn.
- Ợ nóng.
- Sụt cân nhanh chóng.
- Đi ngoài phân đen hoặc lẫn máu trong phân
- Chán ăn, khó nuốt, cảm giác thức ăn thức ăn bị mắc kẹt trong cổ họng.
- Nôn ra máu.
Nếu xuất hiện một trong các triệu chứng trên, người bệnh cần chủ động thăm khám, kiểm tra sức khỏe ngay để chẩn đoán bệnh kịp thời và điều trị hiệu quả hơn. Tránh trường hợp chủ quan bỏ qua các biểu hiện bất thường của cơ thể, khiến bệnh tiến triển nặng và chữa trị khó khăn.
5 thực phẩm tốt cho dạ dày, bạn cần bổ sung thường xuyên
Chuối
Chuối được xếp đầu trong danh mục những thực phẩm thân thiện với dạ dày bởi chuối có khả năng trung hòa hàm lượng axit vượt ngưỡng cho phép trong dịch dạ dày và giảm nguy cơ viêm tấy, sưng phồng đường ruột.
Táo
Đúng vậy, táo có tác dụng bôi trơn hệ tiêu hóa, giảm các triệu chứng tiêu chảy, đồng thời cung cấp calo cho cơ thể. Lớp vỏ táo chứa pectin – một loại sợi thiên nhiên có tính hòa tan, giãn nở khi gặp nước, có thể thúc đẩy sự hoạt động của dạ dày và đường ruột, giúp cho quá trình bài tiết thuận lợi hơn, cũng rất hữu ích với người bị táo bón.
Trà thảo dược
Các loại trà thảo dược (không chứa caffeine – chất có thể khuyến khích việc tạo acid trong cơ thể) giúp điều hòa hệ thống tiêu hóa, ngăn các chứng khó chịu, đầy bụng. Trà thảo dược chiết xuất từ hoa cúc được khuyên dùng vì chúng có tác dụng giảm viêm nhiễm trong dạ dày.
Nước dừa: Nước dừa được xếp hạng thứ 2 trong nhóm chất lỏng tinh khiết sau nước tinh khiết. Nước dừa chứa nhiều các chất điện phân, canxi, kali, magie…và các chất khoáng tốt cho cơ thể, giúp giảm các vấn đề về tiết niệu và tiêu diệt các vi khuẩn đường ruột.
Gừng
Người ta khuyên rằng, việc bổ sung gừng vào thực đơn hàng ngày uống trà gừng hoặc ăn một vài lát gừng sống sẽ giúp cải thiện chức năng tiêu hóa. Đây cũng là cách đơn giản nhất để điều trị tình trạng đau dạ dày, đầy hơi, khó tiêu.
Sữa chua
Là nguồn phong phú probiotic, vốn chịu trách nhiệm nhiều hoạt động trong ruột, như sản sinh lactase, tiêu diệt các vi khuẩn gây hại và cải thiện chức năng tiêu hóa.
Ngoài việc tuân thủ một số quy tắc cơ bản trong khâu ăn uống như tránh các loại thực phẩm gây kích thích niêm mạc (rượu, cà phê, trà xanh, ớt, tiêu…), các loại thực phẩm có độ axit cao (chanh, cam, bưởi, cà muối, giấm, hành…).
Người bệnh cần lưu ý một số điều sau: nên ăn thức ăn mềm, hạn chế chiên xào, tăng cường luộc hấp, không nên ăn quá no sẽ làm dạ dày phồng lên sinh ra nhiều a xít có hại, khi ăn nên nhai kỹ, bởi trong khi nhai có thể tăng thêm sự bài tiết của nước bọt, có tác dụng giảm axit và bão hòa axit trong dạ dày.