2 biểu hiện cho thấy căn nhà của bạn đang chứa lượng tác nhân gây ung thư quá nhiều so với quy định, khắc phục ngay trước khi rước bệnh

Sống khỏe 28/09/2020 12:37

Nếu con người tiếp xúc thời gian dài với hàm lượng lớn formaldehyde thì cơ thể sẽ đối mặt với nguy cơ ung thư đường hô hấp (mũi, họng, phổi)...

Formaldehyde (metan) là một hóa chất này được sử dụng trong nhiều sản phẩm như ván ép, ván sợi, keo, vải chống nhăn, lớp phủ sản phẩm giấy và một số vật liệu cách nhiệt... vì vậy chúng có thể hiện diện ngay trong căn nhà của bạn.

Ngoài ra, formaldehyde có thể được sử dụng như một chất bảo quản thực phẩm, hoặc được tạo ra do quá trình nấu nướng và hun khói. Formaldehyde cũng xuất hiện tự nhiên trong môi trường, được tạo ra bởi con người và các sinh vật sống khác trong quá trình trao đổi chất bình thường.

2 biểu hiện cho thấy căn nhà của bạn đang chứa lượng tác nhân gây ung thư quá nhiều so với quy định, khắc phục ngay trước khi rước bệnh - Ảnh 1

Formaldehyde (metan) có thể hiện diện ngay trong căn nhà của bạn.

Formaldehyde tồn tại ở trạng thái không màu nhưng có mùi hắc, gây khó chịu, có thể đi vào cơ thể qua đường không khí, thức ăn, nước và da. Hầu hết formaldehyde hít vào sẽ bị phá vỡ bởi các tế bào niêm mạc miệng, mũi, họng và đường thở, do đó chưa đến 1/3 được hấp thụ vào máu.

Tuy nhiên, Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) cảnh báo nếu con người tiếp xúc thời gian dài với hàm lượng lớn formaldehyde thì cơ thể sẽ đối mặt với nguy cơ ung thư đường hô hấp (mũi, họng, phổi); Gây ra sai lệch và biến dị các nhiễm sắc thể, làm hại cho bào thai; Gây kích ứng da, mắt, mũi và họng, dẫn đến dị ứng.

Theo các chuyên gia, hàm lượng formaldehyde trong nhà không được phép cao hơn quá 0,08mg/m3. Nếu căn nhà của bạn có 2 đặc điểm dưới đây nghĩa là hàm lượng formaldehyde quá mức, cần phải tìm cách khắc phục ngay.

1. Khả năng thông gió kém

Theo Sohu, nếu bạn cảm thấy căn nhà của mình có ít cửa sổ, cửa sổ nhỏ, ngược chiều gió, khả năng thông gió kém thì không loại trừ nguy cơ lượng formaldehyde không thể thoát ra hết từ những món đồ như quần áo, thực phẩm... Do đó, khả năng dư thừa formaldehyde trong trường hợp này là rất lớn.

2 biểu hiện cho thấy căn nhà của bạn đang chứa lượng tác nhân gây ung thư quá nhiều so với quy định, khắc phục ngay trước khi rước bệnh - Ảnh 2

Nhà kín gió, khả năng lưu thông kém thì nguy cơ dư thừa formaldehyde là rất lớn.

2. Cây cối khô héo không rõ lý do

Trong điều kiện bình thường, chỉ cần có đủ nước hoặc ánh sáng, cây cảnh trong nhà sẽ phát triển rất tốt. Tuy nhiên, nếu hàm lượng formaldehyde trong nhà cao, cây sẽ chuyển sang màu vàng hoặc chết một cách khó hiểu. Khi gặp trường hợp này, mọi người nên đề cao cảnh giác formaldehyde trong gia đình đang quá cao.

2 biểu hiện cho thấy căn nhà của bạn đang chứa lượng tác nhân gây ung thư quá nhiều so với quy định, khắc phục ngay trước khi rước bệnh - Ảnh 3

Nếu hàm lượng formaldehyde trong nhà cao, cây sẽ chuyển sang màu vàng hoặc chết một cách khó hiểu.

Cần làm gì để giảm lượng formaldehyde trong nhà?

Để giảm thiểu phơi nhiễm và phòng ngừa nguy cơ mắc bệnh vì formaldehyde, các gia đình cần lưu ý một số điều sau:

- Cục Bảo vệ Môi sinh Hoa Kỳ khuyến nghị sử dụng các sản phẩm gỗ ép dành cho "ngoại thất" để hạn chế tiếp xúc với formaldehyde trong nhà. Những sản phẩm này tạo ra ít formaldehyde hơn vì chúng chứa nhựa phenol, không phải nhựa urê. Trước khi mua các sản phẩm gỗ ép, bao gồm vật liệu xây dựng, tủ và đồ nội thất, người mua nên hỏi về hàm lượng formaldehyde trong các sản phẩm này. 

- Mức độ formaldehyde trong nhà cũng có thể được giảm bớt bằng cách tránh hút thuốc bên trong nhà và đảm bảo thông gió đầy đủ (ví dụ như sử dụng quạt thông gió của bếp), nhiệt độ vừa phải và giảm mức độ ẩm thông qua việc sử dụng máy điều hòa không khí và máy hút ẩm. Hãy mở hết cửa sổ hoặc có thể dùng máy quạt để thông gió, đón thêm nhiều khí sạch vào nhà.

2 biểu hiện cho thấy căn nhà của bạn đang chứa lượng tác nhân gây ung thư quá nhiều so với quy định, khắc phục ngay trước khi rước bệnh - Ảnh 4
Ảnh minh họa: Internet

 Tránh hút thuốc trong nhà để giảm bớt mức độ formaldehyde.

- Tránh xa những khu vực có nồng độ formaldehyde cao, không sử dụng các vật dụng có chứa formaldehyde hoặc quá nhiều formaldehyde. 

7 cách giúp bạn chìm sâu vào giấc ngủ nhanh nhất dù không buồn ngủ

Nếu không buồn ngủ, bạn có thể áp dụng các mẹo dưới đây để giúp cơ thể chìm vào giấc ngủ nhanh, sâu nhất.

TIN MỚI NHẤT