Nguồn gốc, ý nghĩa ngày Quốc tế xóa bỏ bạo lực đối với Phụ nữ 25/11

Phụ nữ yêu 25/11/2022 11:21

Tìm hiểu thêm về ngày Quốc tế xóa bỏ bạo lực đối với Phụ nữ 25/11, nguồn gốc và ý nghĩa của ngày này như thế nào?

Nguồn gốc ngày Quốc tế xóa bỏ bạo lực đối với phụ nữ

Ngày quốc tế loại bỏ bạo lực đối với Phụ nữ được cử hành vào ngày 25 tháng 11 hàng năm, là ngày do Liên Hợp Quốc đặt ra nhằm tuyên truyền nâng cao ý thức công chúng về việc loại bỏ bạo hành đối với phụ nữ trên toàn thế giới.

Ngày 17/12/1999 Đại hội đồng Liên Hợp Quốc đã chỉ định ngày 25 tháng 11 hàng năm là Ngày quốc tế loại bỏ bạo lực đối với Phụ nữ (Nghị quyết Đại hội đồng Liên Hợp Quốc số 54/134). Liên Hợp Quốc kêu gọi các chính phủ, các tổ chức quốc tế, các tổ chức phi chính phủ khắp thế giới tổ chức các hoạt động vào ngày này để nâng cao ý thức mọi người về tình trạng bạo hành với phụ nữ như "mãi dâm cưỡng bách", "lạm dụng tình dục", "du lịch tình dục", "cưỡng hiếp", "cắt bỏ bộ phận sinh dục nữ", "bạo hành trong gia đình", "hôn nhân cưỡng bách" vv….

Năm 1993 Đại hội đồng Liên Hợp Quốc đã thông qua một bản Tuyên ngôn về loại bỏ bạo lực đối với Phụ nữ, trong đó định nghĩa thuật ngữ ‘bạo hành với phụ nữ’ như sau:

"mọi hành vi bạo lực dựa trên giới tính, có thể hoặc thực sự gây ra những thiệt hại thể xác, tính dục hoặc tâm lý, kể cả những đe dọa, cưỡng ép hay ngăn cấm cách độc đoán quyền tự do, dù công khai hay trong tư gia".

Nguồn gốc, ý nghĩa ngày Quốc tế xóa bỏ bạo lực đối với Phụ nữ 25/11 - Ảnh 1

Ý nghĩa của ngày Quốc tế xóa bỏ bạo lực đối với phụ nữ

Ngày Quốc tế xóa bỏ bạo lực đối với phụ nữ được chọn là ngày ngày 25 tháng 11 hàng năm.

Đây được coi là ngày lễ kỷ niệm mang tính quốc tế để tưởng nhớ 16 nạn nhân của bạo lực đã chết trong vụ ám sát năm 1960 tại Cộng hòa Đôminíc. Là dịp để các cá nhân, tổ chức bảo vệ quyền phụ nữ tại khắp năm châu, không phân biệt ngôn ngữ, màu da, dân tộc phát động những chiến dịch thắp sáng ngọn lửa đấu tranh xóa bỏ bạo lực đối với phụ nữ.

Mục đích tổ chức các hoạt động tuyên truyền là nhằm nâng cao nhận thức cho cán bộ, công chức, viên chức, người lao động, nhân dân và cộng đồng hiểu biết các vấn đề cơ bản và ý nghĩa việc phòng, chống bạo lực gia đình và bình đẳng giới trong gia đình;  tiếp tục tuyên truyền thực hiện Luật Hôn nhân và gia đình, Luật Bình đẳng giới, Luật Phòng, chống bạo lực gia đình; tuyên truyền Chiến lược phát triển gia đình Việt Nam giai đoạn 2011 - 2020 và tầm nhìn 2030 của Chính phủ; lồng ghép tuyên truyền các chức năng gia đình vào các tiêu chí gia đình văn hóa, góp phần xây dựng gia đình hạnh phúc, phát huy các giá trị truyền thống gia đình, xây dựng và củng cố gia đình văn hóa ở khu dân cư gắn kết trong phong trào xây dựng đời sống văn hóa.

Phụ nữ "giỏi việc nước đảm việc nhà": Gánh nặng vô hình trên vai phái nữ

Tiêu chuẩn kép "Giỏi việc nước, đảm việc nhà" đã khiến phụ nữ phải gồng mình lên thành siêu nhân. Có điều, ngay cả siêu nhân cũng “chóng mặt” khi đảm đương cùng lúc hai việc này.

TIN MỚI NHẤT