Làm cách nào để bé ngủ không giật mình, mẹ đã biết chưa?

Nuôi dạy con 17/03/2020 06:49

Giật mình hay rướn người là phản xạ phổ biến thường gặp ở rất nhiều trẻ khi ngủ. Vậy làm cách nào để bé ngủ không giật mình và ngủ sâu hơn, mẹ đã biết chưa?

Nội dung bài viết

Trẻ sơ sinh khi ngủ hay bị giật mình hoặc rướn người là tình trạng phổ biến. Tình trạng này luôn được các cha mẹ quan tâm và lo lắng, không biết trẻ sơ sinh bị giật mình liên tục có sao không? Hay làm cách nào để bé ngủ không giật mình? Tuy nhiên, đây là những phản xạ thường chỉ xảy ra trong vài giây rồi sẽ hết ngay sau đó, vì vậy các mẹ cũng không nên quá lo lắng. Bài viết dưới đây sẽ giúp các mẹ hiểu rõ hơn về tình trạng bé hay giật mình khi ngủ cũng như cách khắc phục để bé có thể ngủ ngon hơn.

Lam cach nao de be ngu khong giat minh
Làm cách nào để bé ngủ không giật mình, mẹ đã biết chưa? - Ảnh minh họa: Internet

Nguyên nhân khiến bé hay giật mình khi ngủ

Trẻ khi sinh ra có nhiều phản xạ khác nhau như: Phản xạ bú, phản xạ bước đi, phản xạ tìm vú, phản xạ Babinski…. Giật mình cũng là một trong số những phản xạ thường gặp ở trẻ khi ngủ. Bạn đừng vội lo lắng mà hãy quan sát xem đây có phải là phản xạ bình thường của bé hay không và tìm hiểu nguyên nhân gây nên tình trạng này.

Lam cach nao de be ngu khong giat minh 1
Trẻ thường hay bị giật mình khi ngủ do đèn ngủ quá sáng - Ảnh minh họa: Internet

Thông thường trẻ hay bị giật mình khi ngủ là do đèn ngủ quá sáng hoặc bé chưa thích nghi với giấc ngủ đêm. Ngoài ra, còn có những nguyên nhân sau có thể khiến trẻ sơ sinh giật mình khi ngủ.

  • Chướng bụng hoặc đầy hơi sẽ khiến bé khó chịu khi ngủ.
  • Bé đói hoặc tè dầm ẩm ướt.
  • Do tâm lý bé bị xáo trộn
  • Thiếu canxi: Một số dấu hiệu trẻ thiếu canxi như: ra mồ hôi trộm, chậm mọc răng, rụng tóc vành khăn… Mẹ nên đến gặp bác sĩ để xem bé có thiếu canxi không và bổ sung vitamin D cho bé theo sự hướng dẫn của bác sĩ. 
  • Trẻ gặp ác mộng khi ngủ: Trẻ sơ sinh giật mình đang ngủ có thể do bé vừa trải qua cơn ác mộng. 
  • Trẻ có bất thường ở não: Bé giật mình nhiều khi ngủ cũng có thể là dấu hiệu bất thường của não bộ. Với trường hợp này, mẹ cần đưa trẻ đến các cơ sở ý tế để kiểm tra để biết rõ nguyên nhân chính xác. Ngoài ra trẻ có thể mắc các bệnh lý viêm họng, ngạt mũi, viêm tai giữa…

Làm cách nào để bé ngủ không giật mình?

Lam cach nao de be ngu khong giat minh 2
Cách để bé ngủ không bị giật mình - Ảnh minh họa: Internet

Hiện tượng hay giật mình hoặc rướn mình khi ngủ dù là nguyên nhân sinh lý hay bệnh lý cũng ảnh hưởng ít nhiều đến giấc ngủ và sự phát triển của trẻ. Để hạn chế tình trạng này các mẹ có thể áp dụng một số cách làm cho trẻ sơ sinh hết giật mình khi ngủ sau đây:

  • Đặt bé vào nôi hoặc giường khi bé còn tỉnh táo

Nếu mẹ thường có thói quen bế bé trên tay cho đến khi bé ngủ, thì hãy thử thay thói quen này một chút: Mẹ nên đặt bé xuống nôi, giường ngay khi bé vừa lim dim mắt và để bé tự học cách ru mình ngủ. Vì nếu thiếp đi trên tay mẹ nhưng lại tỉnh giấc trên giường sẽ khiến bé thấy hoang mang, dễ giật mình và khóc quấy. Lưu ý khi đặt bé xuống giường, mẹ nên giữ tay bé một lúc để bé không bị run và giật mình.

Lam cach nao de be ngu khong giat minh 3
Đặt bé xuống giường ngay khi vừa lim dim mắt giúp bé ngủ ngon hơn - Ảnh minh họa: Internet
  • Quấn khăn cho bé

Quấn khăn là một trong những mẹo chữa giật mình cho trẻ sơ sinh được nhiều mẹ áp dụng. Khi được quấn trong một chiếc khăn, bé sẽ có cảm giác an toàn như lúc còn trong bụng mẹ.

Lam cach nao de be ngu khong giat minh 4
Quấn khăn cho bé giúp bé ngủ không bị giật mình - Ảnh minh họa: Internet
  • Ôm bé sát người khi đặt xuống giường

Các mẹ cũng sẽ dễ nhận thấy phản xạ giật mình ở bé xảy ra nhiều nhất khi mẹ đang hạ bé từ trên tay xuống giường ngủ. Điều này là do bé có cảm giác mình đang bị rơi xuống. Để khắc phục điều này, mẹ nên bế bé càng sát thân mình càng tốt rồi từ từ hạ bé xuống giường hoặc nôi. Vì khi đó, bé vẫn có cảm giác ở gần mẹ và an toàn nên sẽ ngủ ngon hơn.

  • Khuyến khích bé vận động 

Mẹ nên cho bé vận động nhiều để tăng sức mạnh các cơ bắp và giúp bé mau biết kiểm soát được cử động của mình. Mẹ có thể giữ bé ngồi trong lòng để bé tập kiểm soát đầu và cổ hoặc cho bé nằm sấp để bé tự ngóc đầu lên… Khi bé lớn hơn và kiểm soát được cử động của mình thì tình trạng giật mình khi ngủ sẽ không xảy ra nhiều nữa.

Lam cach nao de be ngu khong giat minh 5
Cho bé vận động nhiều giúp bé kiểm soát được cử động - Ảnh minh họa: Internet
  • Sắp xếp giường ngủ và chăn gối thật êm

Được ngủ trong môi trường mềm mại, êm ái sẽ giúp bé cảm giác an toàn như trong bụng mẹ đồng thời giúp giữ ấm cho trẻ suốt đêm. Đây là một trong những cách giúp trẻ sơ sinh ngủ không giật mình đơn giản nhưng hiệu quả, mẹ nên lưu ý điều này để giúp bé ngủ ngon hơn.

  • Không vỗ ngay khi bé giật mình

Khi bé bị giật mình mẹ không nên đến vỗ ngay mà hãy quan sát xem bé có ngủ tiếp không. Chỉ khi bé khóc hoặc cử động mạnh thì lúc đấy mẹ hãy đến dỗ dành bé. Điều này giúp tạo thói quen để trẻ không quá phụ thuộc vào mẹ.

Lam cach nao de be ngu khong giat minh 6
Không vỗ ngay khi bé giật mình giúp tạo thói quen cho bé - Ảnh minh họa: Internet

Như vậy, bé hay giật mình khi ngủ là phản xạ tự nhiên thường gặp ở trẻ và sẽ biến mất khi bé được 2-3 tháng tuổi. Tuy nhiên, mẹ cần quan sát tình trạng này có xảy ra thường xuyên hay không để tìm cách khắc phục giúp bé ngủ ngon hơn. Hy vọng với một số thông tin chia sẻ ở trên, sẽ giúp mẹ biết được nguyên nhân cũng như làm cách nào để bé ngủ không giật mình và ngủ ngon hơn.

Trẻ ngủ hay giật mình có sao không? Cách khắc phục là gì?

Trẻ ngủ hay giật mình, không sâu giấc khiến ba mẹ lo lắng có phải con yêu đang gặp vấn đề gì về sức khỏe hay không, làm cách nào để bé ngủ không giật mình?

TIN MỚI NHẤT