Trẻ 4 tuổi ngủ hay giật mình nguyên nhân do đâu và làm thế nào để giải quyết triệt để tình trạng này? Hãy cùng chúng tôi tìm hiểu về vấn đề này thông qua bài viết dưới đây.
Trẻ 4 tuổi ngủ hay giật mình là tình trạng rất bình thường bởi giấc ngủ của trẻ thường không được sâu như người lớn. Chính vì thế nếu trẻ bị giật mình khi ngủ thì các mẹ cũng không nên quá lo lắng về vấn đề này. Vậy nguyên nhân gây nên tình trạng này là do đâu và có cách nào giải quyết triệt để tình trạng này không? Hãy cùng tìm hiểu thông qua bài viết dưới đây.
Nguyên nhân khiến cho trẻ 4 tuổi ngủ hay giật mình
Trẻ 4 tuổi ngủ hay giật mình có thể do một số nguyên nhân dưới đây:
- Tư thế ngủ không được thoải mái khiến cho trẻ khó chịu và rất dễ giật mình tỉnh giấc vào giữa đêm.
- Những tiếng ồn bên ngoài cũng khiến cho trẻ bị giật mình.
- Trẻ bị đói hoặc do tè dầm gây nên ẩm ướt khiến cho trẻ khó chịu.
- Nhiệt độ trong phòng quá nóng hoặc quá lạnh cũng là nguyên nhân khiến cho trẻ 4 tuổi ngủ không sâu giấc.
- Ngoài ra việc sử dụng gối quá cao hoặc quá cứng cũng khiến cho máu huyết khó lưu thông và làm cho trẻ ngủ không sâu giấc.
- Sự mất cân bằng về dinh dưỡng như thiếu canxi, vitamin D, kẽm,.. trong các bữa ăn hàng ngày cũng là nguyên nhân gây nên tình trạng trẻ ngủ hay giật mình hoảng hốt.
- Do trẻ biếng ăn, ít uống sữa hoặc không được tắm nắng nhiều cũng là một trong những nguyên nhân quan trọng khiến cho trẻ hay bị giật mình khi đang ngủ.
- Nếu như không được chăm sóc chu đáo về giấc ngủ và thời gian ngủ không được khoa học thì trẻ rất dễ bị giật mình khi đang ngủ.
- Do ban ngày chơi đùa quá nhiều và gặp phải một tình huống bất ngờ thì khi đêm về trẻ cũng rất dễ mơ và giật mình.
- Do trẻ không có cảm giác an toàn và không cảm nhận được tình yêu thương của bố mẹ. Đôi khi chỉ cần một vài lời la mắng cũng khiến cho trẻ bị ám ảnh và tạo nên phản xạ giật mình ngay cả trong giấc ngủ.
Cách khắc phục tình trạng trẻ 4 tuổi ngủ hay giật mình
Thông thường phản xạ giật mình chỉ xảy ra trong một vài giây ngắn ngủi nhưng đối với những trẻ 4 tuổi khi có một giấc ngủ không sâu thì trẻ sẽ thức suốt đêm và không thể nào ngủ lại được nữa. Điều này không chỉ ảnh hưởng đến sức khỏe của trẻ mà nó còn khiến cho các bậc phụ huynh cảm thấy mệt mỏi khi phải thức để dỗ dành trẻ.
Dưới đây là một số mẹo nhỏ giải quyết tình trạng ngủ không sâu giấc của trẻ 4 tuổi mà bạn có thể tham khảo.
Nên chú ý đến những giấc ngủ ban ngày của trẻ
Các mẹ cần lưu ý một điều là không nên cho trẻ ngủ quá nhiều vào ban ngày để giấc ngủ vào ban đêm của trẻ được lâu và ngon hơn.
Đưa ra quy định về giờ ngủ của trẻ
Trẻ 4 tuổi rất ham chơi nên thường bỏ quá giấc ngủ trưa và đi ngủ trễ hơn vào buổi tối. Trẻ ở độ tuổi này thường rất hiếu động, luôn thích được vận động mọi lúc mọi nơi hay khi đùa giỡn, vui cười quá nhiều cũng rất dễ làm ảnh ảnh đến giấc ngủ.
Hoạt động nhiều là khá tốt nhưng cũng cần hạn chế đặc biệt là khoảng thời gian trước khi đi ngủ. Chính vì thế mẹ cần đưa ra những quy định về giờ giấc và yêu cầu bé thực hiện một cách tự nguyện, nghiêm túc. Không nên bắt ép và không nên cho trẻ ngủ quá muộn vào ban đêm để trẻ có một giấc ngủ sâu và ngon hơn.
Hạn chế việc la mắng hoặc quát nạt trẻ trước khi đi ngủ
Khi có một yếu tố bên ngoài tác động vào sẽ khiến cho tinh thần của trẻ không được ổn định. Chẳng hạn như nếu bé không chịu đi ngủ thì bố mẹ sẽ la mắng và quát nạt, thậm chí còn đem cả đòn roi ra để bắt trẻ đi ngủ. Những việc như thế này sẽ khiến cho trẻ sợ hãi và khi ngủ sẽ bị giật mình. Chính vì thế để trẻ có một giấc ngủ ngon và sâu nhất thì các bố mẹ nên hạn chế không được la mắng trẻ trước khi đi ngủ.
Nên chú ý đến chế độ dinh dưỡng của trẻ
Có thể thấy việc thiếu chất cũng gây nên rất nhiều tác hại đối với sức khỏe và giấc ngủ của trẻ. Khẩu phần ăn không khoa học khiến cho các bé dễ bị mất ngủ và ngủ không được sâu giấc. Các mẹ có thể tham khảo một vài thực phẩm bổ sung canxi tốt như:
- Các loại rau, củ, quả xanh.
- Các loại hạt đậu, đỗ, hạnh nhân,..
- Các loại sữa: sữa chua, sữa bò,...
- Các hồi, bánh xốp, ngũ cốc,..
Như vậy có thể thấy để khắc phục tình trạng trẻ 4 tuổi ngủ hay giật mình không hề khó, điều quan trọng nhất là xác định chính xác nguyên nhân gây nên tình trạng khó ngủ ở trẻ. Sau đó tùy thuộc vào từng nguyên nhân mà có thể điều chỉnh và giải quyết một cách hợp lý.