Trẻ 2 tuổi ngủ hay giật mình: 8 loại bệnh lý không ngờ tới!

Chăm sóc con 27/12/2019 19:47

Trẻ 2 tuổi ngủ hay giật mình – hiện tượng không chỉ đến từ nguyên nhân bên ngoài mà còn có thể xuất phát từ các bệnh lý nguy hiểm. Đừng chủ quan nếu bé nhà bạn đang gặp tình trạng này, hãy tham khảo những hữu ích được đề cập dưới đây để có cách xử trí kịp thời ngay.

Nguyên nhân khiến trẻ 2 tuổi ngủ hay giật mình

Có rất nhiều lý do khiến trẻ 2 tuổi ngủ hay giật mình, đa phần chúng đến từ những tác nhân bên ngoài nhưng nhiều trường hợp cũng xuất hiện do các nguyên nhân bệnh lý. Để biết chính xác tình trạng của bé xuất hiện từ nguyên nhân nào các vị phụ huynh nên có sự theo dõi kỹ càng và các hiểu biết cần thiết để giúp bé yêu sớm chấm dứt được vấn đề này.

Trước tiên, chúng ta sẽ phân tích những tác nhân phổ biến phát sinh từ vấn đề môi trường bên ngoài trước. Dưới đây là danh sách những lý do khiến trẻ 2 tuổi ngủ hay giật mình phát sinh từ bên ngoài:

Giấc ngủ không thỏa mái:

Giấc ngủ không thỏa mái sinh ra do nơi bé nằm ngủ khiến bé khó chịu, bé nằm ngủ trong từ thế không thư giãn, hoặc cũng có thể do nơi bé nằm ngủ có những loại đồ vật hay thứ gì đó khiến bé sợ hãi. Ví dụ như có nhiều bé sợ bóng tối, bố mẹ không biết nên không thắp đèn ngủ cho bé, điều này làm bé ôm tâm lý bất an khi đi ngủ.

Tre 2 tuoi ngu hay giat minh: 8 loai benh ly khong ngo toi!
Nơi ngủ không thỏa mái có thể là một nguyên nhân khiến trẻ 2 tuổi ngủ hay giật mình - Ảnh minh họa: Internet

Tiếng ồn:

Tiếng ồn là một trong những lý do hàng đầu khiến bé bị khó ngủ và hay giật mình khi đang ngủ, ngay cả chúng ta khi đang ngủ nếu có âm thanh quấy nhiễu cũng sẽ bị giật mình, đó là một loại phản xạ tự nhiên của cơ thể con người.

Thay đổi thói quen và chế độ sinh hoạt: Việc thay đổi đột ngột trong chế độ sinh hoạt và các thói quen sống có thể khiến giấc ngủ của bé không được sâu và thường bất thình lình giật mình tỉnh giấc. Giả dụ như khi bé đột ngột chuyển tới sống tại một đất nước khác, phải làm quen với một nền văn hóa khác, múi giờ sinh hoạt khác,…cũng có thể khiến nhịp độ sinh học trong cơ thể chưa thể thích nghi và chuyển biến theo ngay được.

Vấn đề tâm lý:

Hầu hết mọi người ai trải qua những vấn đề tâm lý đều có khả năng ảnh hưởng tới giấc ngủ. Ở trẻ nhỏ, có thể những vấn đề tâm lý này xuất phát từ những nguyên nhân nhỏ như một trải nghiệm không vui trong ngày, một nỗi ấm ức, một sự lo lắng cũng khiến giấc ngủ trở nên bồn chồn bất an hơn nhiều. Với nguyên nhân này các vị phụ huynh cần có sự quan tâm theo dõi để phát hiện ra chính xác vấn đề và giúp bé giải tỏa.

Tre 2 tuoi ngu hay giat minh: 8 loai benh ly khong ngo toi! 0
Các vấn đề tâm lý có thể giải thích cho tình trạng này - Ảnh minh họa: Internet

Bên cạnh những nguyên nhân đến từ môi trường bên ngoài, việc bé 2 tuổi trằn trọc khó ngủ và thường xuyên bị giật mình có thể đền từ những nguyên nhân bệnh lý nguy hiểm cần được can thiệp và giúp đỡ từ những trung tâm y tế có chuyên môn. Những nguyên nhân đó có thể kể đến như:

Bé bị khó ngủ, thính ngủ:

Nhiều đứa trẻ rất dễ ngủ, dường như đặt xuống là có thể êm giấc rồi, nhưng một số khác lại khó ngủ hơn. Những bé này thường sẽ khó khăn để đi vào giấc ngủ sâu hơn và cũng rất dễ bị tỉnh giấc hay giấc ngủ dễ bị gián đoạn.

Trào ngược dạ dày:

Việc những cơn trào ngược dạ dày xuất hiện khi bé đang ngủ cũng có thể khiến bé bị giật mình và tỉnh giấc. Đó là một phản xạ tự nhiên của cơ thể, mà với những cơn trào ngược rất khó chịu ấy thì giấc ngủ của bé cũng sẽ bị chập chờn vì ảnh hưởng từ tâm lý khó chịu sẵn có.

Mọc răng:

Việc mọc răng ở trẻ nhỏ có thể gây ra những cơn đau nhức khó chịu khiến bé không thể ngủ ngon như bình thường. Cơn đau do mọc răng có thể xuất hiện âm ỉ dai dẳng, nhưng cũng có thể theo từng cơn và giật nhói khiến bé bị tỉnh giấc.

Tre 2 tuoi ngu hay giat minh: 8 loai benh ly khong ngo toi! 1
Mọc răng cũng gây ra sự khó chịu tác động tới giấc ngủ - Ảnh minh họa: Internet

Ốm sốt, suy nhược cơ thể:

Ốm sốt là một nguyên nhân khác có thể gây ra chứng giật mình khi ngủ ở trẻ. Sở dĩ chúng khiến cơ thể trẻ khó chịu và không thể ngủ yên giấc được vì những vấn đề sức khỏe như mệt mỏi, nhức đầu, đau nhức cơ thể,…Việc sốt và cảm cúm cũng khiến giấc ngủ của trẻ trở nên gián đoạn hoặc li bì nhưng không sâu.

Thiếu canxi:

Theo một nghiên cứu khoa học, việc thiếu canxi ở trẻ nhỏ có thể gây ra chứng hay rướn người và giật mình khi ngủ. Tuy nhiên lý do này không thực sự phổ biến, và khi xuất hiện nó sẽ đi kèm theo một vài biểu hiện như chậm mọc răng, khung xương còi cọc, rụng tóc,….

Bệnh lý tim mạch:

Đây là một loại bệnh lý khác khiến bé bị giật mình khi ngủ, vì những vấn đề trong tim mạch có thể khiến trẻ bị suy nhược, ngủ không ngon, mơ màng chập chờn và hay mơ hoảng. Tình trạng giật mình khi ngủ cũng được kéo theo cùng những triệu chứng trên như một quan hệ nhân quan dễ hiểu.

Vấn đề về hệ thần kinh:

Những vấn đề về hệ thần kinh có thể ảnh hưởng trực tiếp tới giấc ngủ của trẻ. Những căn bệnh thuộc nhóm bệnh thần kinh rất đa dạng và phong phú, nên để chẩn đoán và điều trị chính xác các vị phụ huynh nên đưa trẻ tới cơ sở y tế để được thăm khám và chữa trị kịp thời.

Tre 2 tuoi ngu hay giat minh: 8 loai benh ly khong ngo toi! 4
Ốm sốt, suy nhược cơ thể sẽ ảnh hưởng tới giấc ngủ - Ảnh minh họa: Internet

Các biểu hiện phổ biến nhất

  • Trẻ ngủ hay giật mình hoảng hốt
  • Bé 2 tuổi hay giật mình khóc đêm
  • Trẻ 2 tuổi ngủ đêm hay lăn lộn và giật mình

Cách xử trí khi bé gặp tình trạng này

Nhiều cặp phụ huynh thường khá bối rối và không biết làm thế nào khi bé yêu gặp phải tình trạng này, vậy nên chúng tôi xin đưa ra một vài lời khuyên nhỏ để giúp các bạn xử trí khi bé yêu hay bị giật mình khi ngủ.

Trước tiên, các bạn cần quan sát và chú ý tới chế độ sinh hoạt của bé, để ý xem có lý do nào có thể giải thích cho hiện tượng giật mình khi ngủ không. Bạn không nhất thiết phải đi theo bé 24/24, mà bạn cần tập thói quen quan sát tinh tế. Và bạn hãy khéo léo hỏi bé xem bé có gặp vấn đề gì đó ảnh hưởng tới giấc ngủ không. Có thể khi bạn chưa kịp hỏi bé đã nói rồi, nhưng bạn có nhạy bén nhận ra không ấy.

Sau khi đã tìm ra một vài lý do “tiềm tàng” thì bạn cần suy nghĩ xem hướng nào có thể giúp bé giải quyết hiệu quả nhất. Nếu chúng xuất phát từ những vấn đề bệnh lý, bạn hãy đưa bé tới những trung tâm y tế để được khám và điều trị thật khoa học. Đừng chủ quan với những vấn đề về sức khỏe, nên đừng nghĩ đó chỉ là vấn đề nhỏ nên không cần “làm quá lên”.

Tre 2 tuoi ngu hay giat minh: 8 loai benh ly khong ngo toi! 5
Cần quan tâm chú ý bé để tìm ra nguyên nhân chính xác - Ảnh minh họa: Internet

Nếu may mắn hơn những nguyên nhân chỉ đến từ những tác nhân bên ngoài môi trường, bạn có thể thử những phương pháp hỗ trợ dưới đây:

Tập thói quen ngủ: Cơ thể là một cỗ máy rất nhạy bén, nếu bạn rèn cho nó giở đi ngủ và giờ thức dậy, tập cho chúng vào nếp thì tới khi đã quen, bộ máy cơ thể sẽ tự động nhắc bé đã đến giờ đi ngủ và giúp bé ngủ dễ dàng hơn. Nếu chưa tới lúc đi ngủ bé đã bắt đầu buồn ngủ rồi thì mẹ có thể xoa lưng, rửa mặt, nói chuyện với bé để bé bớt buồn ngủ, tránh tình trạng ngủ ban ngày nhiều rồi tới đêm khó ngủ, ngủ chập chờn không thỏa mái.

Tạo nơi ngủ an toàn và thỏa mái cho bé: Như đã phân tích phía trên, nhiều nơi ngủ không thoải mái hoặc không an toàn sẽ ảnh hưởng tới chất lượng giấc ngủ của bé. Hãy quan tâm và tìm ra đây là điểm đang làm bé khó chịu, liệu bé có bị bệnh sợ bóng tối, liệu bé có dị ứng với ga giường, nước xả vải,…

Massage, hát ru hoặc làm những hành động thư giãn giúp trẻ: Những hành động này có thể khiến thể chất và tâm lý bé được thư giãn, từ đó khiến bé đi vào giấc ngủ dễ dàng hơn, chất lượng giấc ngủ cũng sẽ tốt hơn rất nhiều.

Giải tỏa tâm lý cho bé: Nhiều bé gặp phải những trải nghiệm khó chịu trong ngày nên đến đêm khó ngủ và dễ giật mình hơn, đặc biệt nếu đó là một sang chấn tâm lý lớn. Lúc này bố mẹ nên quan tâm trò chuyện để giải tỏa tâm lý cho trẻ, đừng nghĩ trẻ con chỉ ăn chỉ chơi nên không có vấn đề tâm lý gì lớn. Thực chất các bé là những cây non rất nhạy cảm và dễ bị tác động, chỉ những hành động nhỏ cũng có thể khiến bé để ý, nên các vị phụ huynh nên quan tâm tới đời sống tinh thần của bé nhà mình.

>>> Xem thêm:

- Nguyên nhân và giải pháp: Trẻ 2 tuổi ngủ đêm hay lăn lộn

- Tâm lý trẻ 2 tuổi và khủng hoảng giai đoạn này

Tre 2 tuoi ngu hay giat minh: 8 loai benh ly khong ngo toi! 6
Hãy xử trí tình trạng này hiệu quả để bé có giấc ngủ ngon hơn - Ảnh minh họa: Internet

Trên đầy là phân tích những nguyên nhân, biểu hiện và cách xử trí khi trẻ 2 tuổi ngủ hay giật mình. Hy vọng sau khi đọc bài viết này các quý phụ huynh đã có thêm những hiểu biết và thông tin hữu ích để giúp bé yêu có giấc ngủ êm đềm hơn.

8 Cách giải quyết tức thì cho trẻ sơ sinh bị sôi bụng và xì hơi

Các vị phụ huynh đang lo lắng vì trẻ sơ sinh bị sôi bụng và xì hơi nhiều? Những nguyên nhân cùng cách xử lý dưới đây sẽ vô cùng hữu ích cho các bạn đấy. Hãy tham khảo ngay để chăm sóc tốt hơn cho bé yêu nhà mình thôi.

TIN MỚI NHẤT